Như chúng ta đă biết trong hệ Mặt Trời của chúng ta, có hai ngôi sao có tác động lớn nhất đối với Trái đất đó chính là Mặt Trời và Mặt trăng. Nếu như một ngày nào đó Mặt Trời biến mất, chắc chắn sự sống trên Trái đất sẽ không thể duy tŕ, quỹ đạo của Trái đất và các hành tinh sẽ bị đảo lộn và dẫn đến hệ Mặt Trời sẽ bị phá hủy.
Mặt trăng có sức ảnh hưởng thấp hơn, v́ là một vệ tinh của Trái đất nên tầm ảnh hưởng của nó gàn như chỉ tác động đến Trái đất. Mặc dù vậy, Mặt trăng có mối quan hệ mật thiết với Trái đất. Từ khi vũ trụ h́nh thành 4,5 tỷ năm trước, một hành tinh có kích thước gần bằng sao Hỏa đă đâm vào Trái đất trong giai đoạn đang h́nh thành và tạo ra Mặt trăng như ngày nay.
Nếu như đặt giả thuyết một ngày nào đó Mặt trăng sẽ biến mất, vậy điều ǵ sẽ xảy ra? Có lẽ chúng ta sẽ không chết, đó là điều tất yếu. Tuy nhiên chắc chắn sẽ có những thay đổi. Và điều thay đổi đầu tiên chúng ta dễ dàng nhận thấy đó chính là thủy triều, v́ lực hấp dẫn của Mặt trăng là nguyên nhân chính gây ra thủy triều trên Trái đất.
Thủy triều sẽ dâng lên vào giữa trưa và chỉ cao bằng một nửa trước đó
Như chúng ta đều biết, lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt trăng đều có tác động nhất định lên Trái đất. Tuy Mặt Trời có đường kính lớn gấp 400 lần Mặt trăng, nhưng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái đất cũng lớn gấp 400 lần từ Mặt trăng đến Trái đất, do đó góc tương tác của lực hấp dẫn là như nhau. Tuy nhiên Mặt Trời chỉ có khối lượng lớn gấp 27 triệu lần khối lượng Mặt trăng.
Trong khi đó theo tính toán của các nhà khoa học th́ Mặt trời cần có khối lượng lớn gấp 64 triệu lần Mặt trăng để có tác động tương tự đến thủy triều trên Trái đất. Như vậy, thủy triều do Mặt trời gây ra chỉ bằng 40% so với thủy triều do Mặt trăng gây ra.
Thủy triều trên Trái đất là sự tác động giữa cả thủy triều Mặt Trời và thủy triều Mặt trăng. Tuy nhiên do lực tương tác từ Mặt trăng là lớn hơn nên chúng ta vẫn nghĩ Mặt trăng chi phối hoàn toàn thủy triều trên Trái đất.
Như vậy nếu Mặt trăng biến mất, thủy triều vẫn sẽ xảy ra. Tuy nhiên lúc đó, thủy triều sẽ dâng lên vào giữa trưa, khi Mặt trời ở trên cao nhất. Và độ cao của mực nước thủy triều dâng sẽ chỉ bằng một nữa so với trước đó, khi Mặt trăng vẫn c̣n tồn tại.
Trái đất sẽ mất ổn định, núi lửa và động đất xuất hiện nhiều hơn
Mặt trăng với lực hấp dẫn của ḿnh và quỹ đạo quay quanh Trái đất, trùng với tốc độ quay của Trái đất đă góp phần giúp quỹ đạo Trái đất ổn định trong rất nhiều năm qua (sự thay đổi là rất nhỏ không đáng kể). V́ vậy nếu Mặt trăng biến mất, quỹ đạo của Trái đất sẽ mất ổn định, ngay ra chu kỳ tự quay quanh trục của ḿnh cũng bị ảnh hưởng.
Những thay đổi này trước tiên sẽ làm khí hậu thay đổi một cách rơ rệt. Không ổn định như trước mà giờ đây khí hậu sẽ thay đổi theo cách không thể lường trước, khiến tập tục sống của nhiều loài động vật và cả con người bị thay đổi, nếu không thể thích nghi th́ sinh vật trên Trái đất sẽ không thể tiếp tục sinh tồn.
Bên cạnh đó, Trái đất quay quanh một trục nghiêng và dưới tác động của lực hấp dẫn từ Mặt Trời trục nghiêng này luôn bị lắc lư không ổn định. Chính Mặt trăng là yếu tố giúp ổn định. Nếu không có Mặt trăng, Trái đất sẽ rung động mạnh hơn gây ra các biến đổi về địa chất. Sẽ có nhiều vụ động đất cũng như núi lửa phun trào xảy ra hơn.
Một ngày trên Trái đất sẽ ngắn hơn, chỉ c̣n từ 6-8 giờ
Năm này qua năm khác chúng ta vẫn sống với 24 giờ trong một ngày, mà không nhận ra một sự thay đổi vô cùng nhỏ rằng Trái đất đang càng ngày càng chậm lại, nghĩa là thời gian trong một ngày đang ngày càng tăng lên. Nguyên nhân là do sự ma sát thủy triều mà Mặt trăng gây ra có tác động giống như một chiếc phanh hăm tốc độ quay của Trái đất.
Ảnh: Paul Kinzer của Đại học Cambridge.
Như vậy nếu nh́n ngược trở lại quá khứ, chúng ta có thể suy đoán tốc độ quay của Trái đất là nhanh hơn hiện tại. Theo tính toán của các nhà khoa học, trước đây khoảng 4 tỷ năm Trái đất quay nhanh hơn bây giờ tới 3-4 lần, nghĩa là một ngày ngắn hơn 3-4 lần.
Điều đó khiến chúng ta dễ dàng thấy được rằng nếu không có chiếc phanh hăm tốc độ là Mặt trăng, tốc độ quay của Trái đất sẽ quay trở lại như cách đây 4 tỷ năm. Và mỗi ngày chúng ta sẽ chỉ có từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ, mỗi năm chúng ta sẽ có khoảng 1.000 ngày.
Trục của Trái đất sẽ thay đổi giống như một con lắc
Như đă nói ở trên, Mặt trăng góp phần giúp trục và quỹ đạo của Trái đất ổn định. Không giống như sao Hỏa, sao Hỏa có trục nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo trong hệ Mặt Trời là 24 độ. Tuy nhiên không phải lúc nào trục của sao Hỏa cũng nghiêng 24 độ mà đó chỉ là độ nghiêng trung b́nh. Trên thực tế trục của sao Hỏa dao động từ 15 đến 35 độ tùy vào vị trí so với Mặt Trời.
Trái đất của chúng ta có quỹ đạo với góc nghiên 23,5 độ, tuy nhiên trục của Trái đất cũng dao động những trong khoảng ít hơn rất nhiều so với sao Hỏa, đó là từ 22 đến 25 độ. Một phần chính là nhờ Mặt trăng giúp trục của Trái đất ổn định hơn.
Vậy nếu không có Mặt trăng, trục của Trái đất sẽ mất ổn định và dao động trong khoảng lớn hơn, lớn hơn so với cả sao Hỏa. Các nhà khoa học dự đoán mức độ dao động này có thể lên tới 70-80 độ. Điều đó có nghĩa Trái đất của chúng ta sẽ bị đảo lộn, sẽ không c̣n các mùa xuân hạ thu đông. Tồi tệ hơn có thể nhiều khu vực đông dân cư sẽ bị biến thành vùng cực của Trái đất khi trục Trái đất nghiêng quá lớn. Trong khi hai cực có thể trở thành xích đạo khiến băng tản chảy và làm dâng cao mực nước biển.
Điều đó sẽ không xảy ra
Tất cả những suy luận trên chỉ là giả thuyết giựa trên những tác động hiện tại của Mặt trăng lên Trái đất của chúng ta. Có thể chúng ta sẽ vẫn tồn tại nếu không có Mặt trăng, nhưng mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Mặc dù vậy th́ Mặt trăng vẫn đồng hành cùng Trái đất trong suất 4,5 tỷ năm qua, và chúng ta vẫn được ngắm Mặt trăng mỗi đêm. Thi thoảng chúng ta c̣n được thấy những hiện tượng thú vị như nguyệt thực. Hơn thế nữa Mặt trăng c̣n có giá trị tinh thần đối với con người, xuất hiện trong văn hóa của nhiều quốc gia, xuất hiện nhiều trong thơ ca. Chính v́ thế mà sẽ rất rất lâu nữa và cũng có thể là không bao giờ Mặt trăng biến mất.
Tham khảo: discovery, scienceblogs
Genk