(Vũ khí) - Theo trang Strategy Page (Mỹ), dù một số tên lửa chiến lược của Trung Quốc có tầm bắn vươn tới Mỹ, nhưng chúng chưa đủ năng lực đe dọa Washington.
Tên lửa DF-41 Trung Quốc có chạm tới các thành phố Mỹ? DF-41 chưa đủ để Trung Quốc cân bằng hạt nhân với Mỹ
Trung Quốc cũng được cho là đă sở hữu 24 tên lửa DF-5 trong suốt 20 năm qua nhưng rất ít trong số tên lửa này được vận hành do các vấn đề về độ chính xác và bảo tŕ. Hơn nữa, Mỹ có thừa khả năng ngăn chặn tất cả DF-5 được phóng từ Trung Quốc.
Strategy Page nhận định, hầu hết tên lửa đạn đạo Trung Quốc là tên lửa chiến thuật như DF-21 có khả năng nhắm trúng các mục tiêu ở Nga và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang phát triển các loại tên lửa mới như DF-31A/B và DF-41 để thay thế các mẫu DF-5.
Với tầm bắn xa đến 15.000km, DF-41 có thể nhắm trúng bất kỳ mục tiêu nào ở Mỹ. Loại tên lửa này c̣n có thể dễ dàng vận chuyển và được phóng đi từ một chiếc xe tải đặc biệt. DF-41 được đánh giá có khả năng tương như tên lửa Minuteman III 36 tấn của Mỹ.
Một vụ phóng thử tên lửa Đông Phong của Trung Quốc
Tuy nhiên, dù có tầm bắn có thể vươn tới Mỹ nhưng những tên lửa này đều chưa đủ khả năng để có thể đe dọa được Mỹ. Website của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hồi tháng 8/2014 dẫn lời nhà nghiên cứu các vấn đề quân sự Trung Quốc trong thời gian dài Lâm Trường Thịnh cho biết, tuy Trung Quốc đă có bom nguyên tử, bom hydro và tên lửa hạt nhân từ trước đây rất lâu, nhưng lại chưa thực sự xây dựng khả năng răn đe hạt nhân đối với Mỹ.
Ông cho biết: “Trung Quốc hiện có vài loại tên lửa, nhưng thực sự có thể tân công được Mỹ cũng chỉ có DF-31A và DF-5 nhưng DF-31A chỉ có thể chạm được đến phía Tây của Hoa Kỳ, c̣n DF-5 có thể tấn công được toàn bộ lănh thổ Hoa Kỳ, nhưng tính sinh tồn chiến lược của nó lại rất thấp.”
Ông giải thích rằng, DF-5 lưu trữ trong silo phóng cố định, sử dụng động cơ tên lửa, gồm 2 tầng đẩy dùng nhiên liệu lỏng, kích thước rất lớn, đường kính đạn 3,35m, chiều cao 40 đến 50m, thời gian cần thiết để nạp nhiên liệu trước khi bắn rất lâu.
Hơn nữa, Trung Quốc luôn tuyên bố tuân thủ cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên. Vậy th́, sau khi bị tấn công phủ đầu, DF-5 c̣n bao nhiêu lực chiến đấu là điều khó nói. Tin tức cho biết, lần thứ tư Trung Quốc bắn thử tên lửa DF-31A và DF-5 là vào đầu tháng 8/2014.
Ông Lâm Trường Thịnh nói: “Răn đe hạt nhân chiến lược hiện nay của Hoa Kỳ là bộ 3 tấn công hạt nhân từ trên không, dưới mặt đất và trên biển. Trên mặt đất, th́ dựa vào tên lửa giếng phóng ngầm; c̣n trên không th́ dựa vào máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52, đây là tên lửa hành tŕnh gắn đầu đạn hạt nhân.
Nhưng lực lượng then chốt nhất trong tấn công hạt nhân chiến lược của Mỹ là trên biển, tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa "Trident - II D5". Khả năng răn đe hạt nhạn của Mỹ chủ yếu là dựa vào lực lượng này, chứ không phải lực lượng trên bộ.
Về phương diện tàu ngầm hạt nhân trên biển, Trung Quốc vẫn c̣n rất nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Tầm bắn của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm liên lục địa Cự Lang-2 (JL-2) của Trung Quốc chỉ có hơn 8000 km, khả năng thực sự của nó vẫn chưa được kiểm chứng.
Theo ông, Trung Quốc muốn tấn công lănh thổ Hoa Kỳ th́ cần phải thông qua tàu ngầm hạt nhân, buộc phải đưa tàu ngầm hạt nhân đến Hawaii. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc mới chỉ có khoảng 3 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn - Type 094 có độ ồn lớn nên không thể thoát khỏi các phương tiện săn ngầm của Mỹ và đồng minh.
Trợ lư giáo sư Robert Farley của Viện Ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson trực thuộc Đại học Kentucky - Hoa Kỳ cho biết, do Hoa Kỳ có ưu thế dưới nước, nên tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm Trung Quốc phải mất thời gian dài nữa mới có thể trở thành mối đe dọa lớn với Hoa Kỳ. Hơn nữa máy bay ném bom của Trung Quốc hiện nay vẫn chưa đủ khả năng để thoát khỏi sự truy đuổi của Mỹ.
Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc có bán kính tác chiến hơn 3000km, cùng với tầm phóng hơn 1000km của tên lửa hành tŕnh CJ-10, nó không thể tấn công vượt qua khoảng cách 5000km, với cự ly tấn công này, H-6 chưa đủ khả năng uy hiếp lănh thổ Hoa Kỳ.
Lực lượng máy bay tiếp dầu trên không của Trung Quốc vẫn c̣n rất yếu kém nên không thể nối dài phạm vi tác chiến của các máy bay ném bom chiến lược và tiêm kích hộ tống của họ. Đồng thời, biên đội bay này cũng không thể thoát khỏi sự truy quét của các tiêm kích tàng h́nh thế hệ 5 của Mỹ như F-35 và F-22.
V́ vậy, có thể nhận định, lực lượng răn đe hạt nhân bộ ba kia của Trung Quốc c̣n xa mới uy hiếp được Mỹ, sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất là DF-41 cũng không thể cải thiện được điều này. Chỉ khi nào Trung Quốc chế tạo được một loại máy bay ném bom tàng h́nh và có vài chục tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo th́ mới có khả năng làm khó được Mỹ.
Hệ thống đánh chặn ngoài khí quyển của Mỹ đối phó ai?
Ḥa Sơn