Trong khi đó, ngành chức năng của tỉnh cũng chưa làm hết trách nhiệm của mình.
Kỳ đà bị nhốn trong cơ sở Bình Hoa
“Hiện chưa chưa thể nói trước về giá vì tuỳ theo thời điểm và theo mùa. Bình thường chúng tôi có chồn nhiều nhất, rồi đến kỳ đà, trúc có hàng thường xuyên và rất nhiều”. Đó là lời khẳng định chắc nịch của bà Nga, một đầu nậu thịt thú rừng tại xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Và đây là phần chào mời của bà chủ "Hưng quán", nơi bán thịt thú rừng: “Chồn hương ở đây đều được bắt sống, nếu bị bắn thì rẻ hơn chỉ 500 kg. Theo tôi nên mua chồn hương ăn ngon. Ở đây có cả cheo cheo 400 ngàn kg mua không? toàn hàng mới về đấy”.
Ông Nam, một người hành nghề xe ôm ở xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập cho hay: chỉ cần vào các quán nhậu như: Hưng quán, Hồng Hưng, 777 … thì đều có thịt rừng, không thiếu. Ông lái xe ôm này còn tiết lộ có cả một đường dây cung cấp thịt thú rừng từ các vùng giáp ranh với tỉnh Đắc Nông, rừng Nam Cát Tiên, rừng Bù Gia Mập và cả từ các đầu nậu bên kia biên giới Campuchia mang về đây phân phối.
Ông Nam nói: “Nguồn cung cấp hàng không chỉ ở đây mà còn cung cấp luôn cho nhưng ai có nhu cầu dưới tỉnh Bình Dương, miền Tây. Mấy con Trúc gần đây cũng có nhưng đều lấy tại của cửa hàng Long Nga hết. Mỗi lần gom hàng, họ điều cả xe tải đi vào trong rừng nên nhiều lắm”.
Để chứng minh điều mình nói, ông Nam xe ôm đã chở phóng viên cùng với trinh sát của Kiểm lâm vùng III thuộc Cục Kiểm lâm Trung ương vào tận các địa điểm nêu trên để tận mắt chứng kiến.
Khu giết mổ thú rừng trong sơ sở Long Nga
Tại các nhà hàng trên, yêu cầu đặc sản thịt rừng của khách đều được đáp ứng.
Cách trụ sở Ủy ban xã Phú Riềng khoảng 300 mét là cơ sở Long Nga với vỏ bọc là Công ty vận tải du lịch, có khuôn viên rộng hơn 100 m2 với hàng trăm loại thú rừng như nhím, chồn, cheo cheo, rắn, heo rừng, rắn hổ mang chúa… được cất nhốt trong các lồng sắt. Ở đây còn có cả một lò giết mổ tại chỗ rộng gần 80m2.
Khi chúng tôi đặt vấn đề cần một lượng lớn thịt thú rừng cho nhà hàng ở quận 8 (TP HCM) thì các đầu nậu không ngần ngại cung cấp một danh bạ các loại động vật rừng, kèm theo số điện thoại và nói "cần cứ gọi, khẳng định thịt rừng 100%", loại nào cũng có, giá cả tuỳ theo thời điểm.
Ông Long, chủ cơ sở Long Nga nói: “Anh có thằng “cò” ở trên SG đó chỉ cần alo thì anh gửi lên bến xe Miền Đông rồi ra đó mà lấy. Em nhận hàng rồi đưa tiền cho chủ xe, chủ xe sẽ giao lại tiền cho anh không thì cứ bắn tiền vào tài khoản của anh rồi lấy hàng. Nếu cần số lượng lớn thì anh sẽ cho xe nhà đóng hàng rồi giao cho”.
Rùa ở cơ sở Bình Hoa
Ngay tại thị xã Đồng Xoài, cơ sở Bình Hoa có quy mô còn lớn hơn và chỉ cách trụ sở Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Bình Phước hơn 5 phút đi xe. Cơ sở đã xây dựng cả hệ thống chuồng trại, nhà kho, để nhốt thú rừng sống, trong đó có nhiều loại thuộc nhóm 1B- nhóm quý hiếm cấm tuyệt đối săn bắn, mua bán tiêu thụ dưới mọi hình thức như: rắn Hổ mang chúa, mèo rừng, voọc, Rùa. Không chỉ vậy, cơ sở này còn thuê cả đất của những hộ dân bên cạnh xây nhà kho, hầm chứa có tủ đông loại lớn để cất dấu thịt rừng và cả thú rừng còn sống khi bị lực lượng chức năng khi bị kiểm tra.
Thực tế tại nhiều địa phương, giá bán thịt rừng khá cao, cụ thề như: chồn hương trên dưới 3 triệu đồng/kg, rắn hổ mang chúa 4 triệu đồng/kg; tê tê gần 2 triệu triệu đồng/kg, dúi 1 triệu đồng/kg... Giá cao, lợi nhuận nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến tận diệt thú rừng./.