Bạn đă bao giờ băn khoăn về sự khác biệt này??
Câu trả lời của bạn đang ở ngay đây…
Có nên trừng phạt con trẻ hay không? Trừng phạt như thế nào?...là những câu hỏi không chỉ cha mẹ Việt Nam đau đầu. Trong phần cuối của bài viết, tác giả chỉ ra những nhầm tưởng về thưởng, phạt con trẻ “kiểu Tây” mà cha mẹ Việt hấp thụ.
1. Dạy con tính độc lập
Đây là một bước phát triển hơn của tính cách có thể tự chơi được một ḿnh. Mẹ Jim thường để con tự làm những việc trong khả năng của ḿnh như tự đi giày, dép, tự xúc ăn dù mới 3 tuổi và biết cách dọn đồ chơi. Không phải lúc nào cô ấy cũng đi theo con và làm mọi thứ cho con, phục vụ con vô điều kiện.
2. H́nh phạt: Time out
Khi đứa trẻ không nghe lời hoặc làm điều gì đó sai trái, lập tức sẽ bị time out. Time out là cách phạt bắt đứa trẻ vào phòng và ngồi im một chỗ trên ghế. Trẻ không được bước ra ngoài, không ai nói chuyện cùng cho tới khi hiểu sự việc và phải thật lòng nói lời xin lỗi, nhận lỗi mới được ra khỏi phòng trả lại "tự do".
Đứa trẻ sẽ ngồi đó bao lâu tùy thuộc vào lỗi gây ra nặng hay nhẹ mà người mẹ quy định nhưng thường là đứa trẻ bao nhiêu tuổi sẽ ngồi chừng đó phút. Trước khi biết nhận lỗi để ra khỏi phòng hết time out thì người mẹ sẽ đến bên giải thích cho con đâu là đúng, đâu là sai của sự việc vừa xảy ra và vì sao bị time out.
3. Không để con bị quá tải
Mẹ Jim chưa bao giờ đặt áp lực học hành hay quyết tâm phải trở thành một đứa bé giỏi giang lên con. Cô ấy chỉ cho tôi thấy rằng trẻ con mỗi bé có một tố chất và hướng phát triển riêng. Bố mẹ không phải là con cái nên không thể bắt con trở thành phiên bản ḿnh mong muốn được. Hăy định hướng con theo tố chất riêng của con, đừng bắt ép con phải học nhiều, phải hoàn thiện bản thân quá sớm.