Ngành công nghiệp mẫu được coi là một trong những ngành khắc nghiệt nhất, với sự đào thải nhanh chóng, những người mẫu chỉ có một tuổi đời ngắn với nghề, và nếu không nắm được cơ hội th́ sẽ không bao giờ có cơ hội để tỏa sáng. Người mẫu Manon Leloup vừa thực hiện xong một bộ phim tài liệu mà trong đó, các chân dài chia sẻ nhiều điều về công việc của họ. Đoạn video cũng chỉ ra những sự thật ít người biết về các tuần lễ thời trang thông qua các nh́n nhận của những người mẫu có kinh nghiệm. Manon Leloup cũng giống như người mẫu Sara Ziff – người từng thực hiện phim tài liệu “Picture me” (bộ phim nói về góc khuất của nghề người mẫu) đều có mục đích muốn bật đèn làm sáng tỏ mọi điều về công việc tưởng chừng như rất đỗi hào nhoáng này. Từ đó các cô gái trẻ sẽ có được quyết định chắc chắn hơn về việc có muốn tiếp tục nuôi ước mơ trở thành người mẫu hay không.
Manon Leloup
Trong một bộ phim ngắn dài khoảng 54 phút, bạn sẽ có một cuộc chạy maraton để hiểu những điều quan trọng nhất về tuần lễ thời trang kéo dài 4 tuần. Manon Leloup cùng 2 cô bạn người mẫu của ḿnh cũng từng đi casting không biết mệt mỏi từ New York cho tới Paris. Vào thời điểm trước khi diễn ra tuần lễ thời trang, họ đi bộ quanh thành phố và dành đa số thời gian trong ngày để thuyết phục các nhà mốt thuê ḿnh. Và nếu như may mắn, họ sẽ được thử đồ, làm tóc, trang điểm và diễn thời trang cho các thương hiệu hàng đầu trả lương hậu hĩnh như Prabal Gurung, Dolce & Gabbana và Dior. Với kinh nghiệm nhiều năm làm mẫu, Manon Leloup đủ sức tóm lược và kể cho chúng ta nghe những ǵ diễn ra trong sự kiện này.
Dưới đây là những tóm lược từ phim tài liệu “Speakdoll” do Manon Leloup thực hiện:
1. Mỗi mùa thời trang là một sự khởi đầu mới
Những người mẫu thông thường cần phải hiểu rằng luôn không có khái niệm “quen mặt” đối với các nhà mốt dù bạn đă từng tŕnh diễn cho họ 6 tháng trước. Trừ khi bạn là một người mẫu thuộc hàng top th́ khi đi casting, mọi chuyện đều bắt đầu lại từ đầu.
Mỗi mùa thời trang tới, những người mẫu đă cũ thậm chí c̣n vất vả hơn khi cạnh tranh với các gương mặt mới mẻ. Một chân lư là các nhà mốt thường có xu hướng ưu ái các người mẫu trẻ, mới để tạo luồng sinh khí tươi mát cho bộ sưu tập của họ. V́ vậy, nghề người mẫu được xem là một trong những nghề khắc nghiệt và có tính đào thải nhanh, phũ phàng nhất.
Nghề người mẫu là nghề đào thải nhanh tới mức chóng mặt
2. Người mẫu hiếm có nơi nào được gọi là nhà
Trong giai đoạn cao điểm, lịch casting và tŕnh diễn dày đặc khiến người mẫu thường xuyên phải sống tại nước ngoài. Để thuận tiện cho công việc, họ sẽ phải ở khách sạn, thường là khách sạn giá rẻ hoặc thuê một căn hộ chung với các người mẫu khác để tiết kiệm tiền. Không có người thân bên cạnh và thường xuyên xa nhà, cảm xúc rất chung mà nhiều người mẫu trải qua đó là sự cô đơn. Nhiều người thậm chí c̣n mắc chứng trầm cảm v́ nhớ nhà.
3. New York và Paris là những tuần lễ khắc nghiệt nhất
Theo chia sẻ của nhiều người mẫu th́ họ căng thẳng nhất khi làm việc tại tuần lễ thời trang New York và Paris. Các chân dài cảm thấy vô cùng áp lực để thi tuyển thành công làm người mẫu cho những show quan trọng nhất tại các thành phố này.
Show tại New York và Paris nhiều tính cạnh tranh nhất
4. Có nhiều tiêu chuẩn về gầy
Một điều oái oăm là bạn có thể có thân h́nh gầy đạt chuẩn ở New York th́ sẽ bị gặp rắc rối to tại Paris. Các nhà thiết kế New York vẫn ưa chuộng người mẫu có thân h́nh khẳng khiu bởi họ chưa bị áp bất cứ điều luật ǵ về việc cấm sử dụng người mẫu có chỉ số BMI thấp. Tuy nhiên tại Pháp đă ban hành điều luật này với h́nh phạt có thể lên đến một năm tù giam và 100.000 euro (2,6 tỷ đồng).
Nếu một người mẫu đi casting tại New York th́ họ có thể sẽ bị yêu cầu giảm đi vài cân trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên cũng đúng với cân nặng đó ở Pháp, nếu bị phát hiện, người mẫu, đại lư hoặc cả thương hiệu sẽ phải đối mặt với pháp luật.
Có nhiều tiêu chuẩn về gầy và béo
5. Tuần lễ thời trang như một trường học
Mỗi show thời trang được ví von như một lớp học và các nhà thiết kế giống như những giáo viên giàu kinh nghiệm. Nếu như khéo léo, các người mẫu sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ các nhà thiết kế. Ngoài ra, các người mẫu có thể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp đồng nghiệp. Xây dựng một mạng lưới quan hệ rất có lợi cho nghề nghiệp của người mẫu.
6. Người mẫu muốn được xem như những con người có cá tính
Đa phần người mẫu đều ghét bị xem như một cô gái mặc quần áo trên sàn catwalk. Họ muốn được phô diễn cá tính của ḿnh. Nhiều người mẫu cho biết đôi khi họ cũng không bị coi như những chiếc “mắc áo” và vẫn có thể biểu lộ xúc cảm của bản thân trên sàn diễn. Đó là những cảm xúc người mẫu phải học cách quen nó đi để tiếp tục sống và theo đuổi với nghề.