Tin vui cho các đấng mày râu, khi mà khoa học ngày càng phát triển. Trước đây HIV được coi là một căn bệnh thế kỷ, và nếu ai mắc bệnh, chỉ c̣n có thể chờ cái chết và nhận sự xa lánh của cộng đồng. Tuy nhiên giờ đây Nam giới nhiễm HIV có thể có những đứa con khỏe mạnh, chỉ cần khống chế tải lượng virus trong quá tŕnh quan hệ.
"Tôi có thể lấy vợ và sinh con khỏe mạnh không?" là câu hỏi phổ biến của những người đàn ông nhiễm HIV. Các chuyên gia khẳng định những bệnh nhân này hoàn toàn có thể có một gia đ́nh hạnh phúc và có con cùng người phụ nữ ḿnh yêu thương một cách an toàn khỏe mạnh. Tất cả là nhờ vào hiệu quả điều trị của liệu pháp kháng virus (Anti-retroviral therapy) và sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa sản.
Ảnh minh họa: Menshealth.
Một nghiên cứu quy mô lớn ở Pháp khảo sát trên các cặp đôi bất xứng (chồng nhiễm HIV, vợ không nhiễm). Trong đó người chồng đang duy tŕ điều trị kháng virus bằng ARV và đă khống chế tốt tải lượng virus (HIV RNA
- Nhóm một: Không áp dụng biện pháp can thiệp nào, hai vợ chồng sinh hoạt t́nh dục b́nh thường, không sử dụng bao cao su. Về cơ bản, nhóm này thụ hưởng hiệu quả dự pḥng của phương pháp điều trị như là biện pháp dự pḥng (treatment as prevention).
- Nhóm 2: Quan hệ giới hạn vào ngày rụng trứng nhờ xét nghiệm nước tiểu để tính ngày rụng trứng. Phương pháp này tạm gọi là quan hệ không bao ngắt quăng, v́ người sử dụng sẽ quan hệ xen kẽ có bao cao su và không bao cao su vào cận ngày trứng rụng.
- Nhóm 3: Điều trị dự pḥng trước phơi nhiễm (Pre-exposure prophylaxis, PrEP) cho người vợ.
- Nhóm 4: Áp dụng song hành cả PrEP và phương pháp quan hệ ngắt quăng.
- Nhóm 5: Can thiệp hỗ trợ sinh sản bằng rửa tinh dịch rồi bơm vào tử cung (Intrauterine insemination), tức là thụ tinh nhân tạo. Nghiên cứu không thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Việc phân chia ra 5 nhóm nhằm mục đích đánh giá và so sánh hiệu quả dự pḥng trong việc giảm lây nhiễm cho người vợ và em bé nếu thụ thai, hiệu quả thụ thai thành công và chi phí giữa các biện pháp dự pḥng kể trên.
Sau một năm theo dơi, nhóm nghiên cứu rút kết quả như sau:
Về hiệu quả dự pḥng lây nhiễm HIV cho người vợ và em bé
Nguy cơ lây nhiễm HIV sang người vợ và em bé tích lũy sau một năm giảm dần. Ở nhóm một chỉ điều trị cho người đàn ông th́ có 5,4 trong 10.000 thai phụ bị lây nhiễm HIV từ chồng, 0,014 trong 10.000 trường hợp lây nhiễm cho con. Nhóm điều trị PrEP, tỷ lệ tương ứng là 1,8 và 0,005. Nhóm quan hệ tính ngày là 0,9 và 0,002. Nhóm kết hợp PrEP và quan hệ tính ngày là 0,3 và 0,001. Riêng nhóm thụ tinh nhân tạo không ghi nhận trường hợp lây nhiễm nào.
Về khả năng thụ thai
Khả năng thụ thai tự nhiên ghi nhận vào khoảng 14,6% cho mỗi chu kỳ (tháng). Trong trường hợp có hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thành công tăng lên gần gấp đôi, khoảng 27,1%.
Về chi phí và chi phí hiệu quả
Chi phí hiệu quả là phần chi phí phân bổ cho một mục đích can thiệp cụ thể, trong trường hợp này là hiệu quả dự pḥng và thụ thai. Trong đó, phương pháp quan hệ tính ngày cho chi phí thấp nhất, khoảng 786 Euro cho một cặp đôi mỗi năm), điều trị PrEP là 3.836 Euro, thụ tinh nhân tạo là 3.206 Euro. Trong khi đó nếu kết hợp PrEP và quan hệ tính ngày, chi phí hiệu quả giảm xuống c̣n khoảng 1.324 Euro mỗi cặp đôi.
Với phương pháp phân tích so sánh như trên, nghiên cứu đă cho thấy bằng chứng về độ an toàn, hiệu quả thụ thai và chênh lệch chi phí giữa các phương pháp giúp cho nam giới nhiễm HIV có thể có con. Bên cạnh đó c̣n giúp giảm lây nhiễm cho vợ và thai nhi.
Tổng kết sơ bộ kết quả nghiên cứu trên và đối chiếu với t́nh h́nh Việt Nam, các chuyên gia đưa ra nhận định như sau:
- Dùng phương pháp nào, điều trị kháng HIV cho người đàn ông vẫn là cốt lơi trong quá tŕnh can thiệp để giúp họ có con. Khống chế tốt tải lượng virus trong máu người chồng là tiền đề cho mọi lựa chọn can thiệp hỗ trợ khác nhằm phục vụ cho mục đích có em bé.
Do vậy trước khi quyết định có con, hai vợ chồng cần đảm bảo đạt được mục tiêu của điều trị ARV là khống chế tốt tải lượng virus. Bước kế tiếp mới là yêu cầu sự hỗ trợ của bác sĩ điều trị và bác sĩ sản phụ khoa cho các can thiệp bổ trợ khác. “Điều trị như là một biện pháp dự pḥng” là thông điệp quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Các bằng chứng khoa học khác đă khẳng định hiệu quả dự pḥng lây nhiễm của điều trị ARV.
- Phương pháp thụ tinh nhân tạo và thụ tinh ống nghiệm cho hiệu quả dự pḥng cao, tỷ lệ thụ thai thành công cũng vượt trôi. Tuy vậy chi phí lại rất cao và đ̣i hỏi nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó hạn chế về khả năng tiếp cận (chỉ vài trung tâm có dịch vụ này) cũng là một rào cản đối với người bệnh.
- Điều trị dự pḥng trước phơi nhiễm cũng là phương pháp hữu dụng, đặc biệt khi kết hợp với phương pháp quan hệ tính ngày. Trong kết quả nghiên cứu, kết hợp 2 phương pháp này sẽ làm giảm chi phí và tăng hiệu quả. Đây có thể được xem là can thiệp ưu việt so với các phương pháp khác.
Ở Việt Nam, điều trị PrEP chưa được đưa vào hướng dẫn của Bộ Y tế về chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV. Trong xu thế hiện tại, phương pháp này sẽ nhanh chóng được cập nhật vào hướng dẫn mới.
- Phương pháp quan hệ tính ngày rụng trứng khá đơn giản, ít tốn kém, dù hiệu quả không tuyệt đối, song vẫn có giá trị dự pḥng lây nhiễm. Nếu xét trên mặt bằng thu nhập của người có H ở Việt Nam, phương pháp này có tính chấp nhận được, người chồng cần tuân thủ tốt điều trị ARV cho bản thân trước khi đi đến quyết định áp dụng. Đây thật sự là tin vui cho những người đàn ông bị nhiễm HIV,khi khoa học ngày càng phát triển.