Bệnh về răng miệng là những căn bệnh khá phổ biến mà bất kì ai cũngđã từng mắc phải. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng bệnh liên quan đến nha chu lại không nguy hiểm và thường chủ quan bỏ qua chúng. Sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ không bao giờ dám coi thường những bệnh liên quan đến răng miệng nữa.
Khi xảy ra áp xe răng, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng.Tử vong v́ áp xe răng lây sang năo.
Năm 2007, một sự kiện không may đă làm các cơ quan truyền thông và các tổ chức y tế đặc biệt chú ư, đó là việc cậu bé Deamonte Driver, người Mỹ, đă bị chết sau khi bị biến chứng áp xe răng lây sang năo.
Từ đó đến nay, những ca bệnh tử vong do nhiễm trùng qua đường răng miệng không c̣n hiếm gặp. Đặc biệt là ở Mỹ, số bệnh nhân mắc bệnh này ngày một gia tăng. Tạp chí The Journal of Endodontics (Tạp chí nội nha) đưa thông tin số bệnh nhân phải nằm viện v́ nhiễm trùng ở chóp gốc răng (c̣n gọi là áo xe quanh chóp) tăng hơn 400% (số liệu năm 2008). Có khoảng 66 bệnh nhân tử vong ngày sau khi nhập viện.
1. Nguyên nhân gây ra áp xe răng:
Áp xe răng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, mô mềm trong cùng một phần của răng có chứa mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết gây nên sưng tấy và viêm, tạo thành túi mủ (áp xe). Áp xe răng thường bị tăng nguy cơ khi có những yếu tố sau đây:
– Vệ sinh răng miệng kém.
– Ăn nhiều đường.
– Vấn đề khác về sức khỏe.
2. Biến chứng nguy hiểm của áp xe răng:
Bệnh áp xe răng không thể tự khỏi nếu không điều trị. Nếu không được điều trị mà các áp xe vỡ, cơn đau có thể giảm đáng kể nhưng bạn vẫn cần đến nha sĩ để điều trị triệt để.
Nếu áp xe không vỡ thông hết, nhiễm trùng có thể lan đến xương hàm và các khu vực khác của đầu và cổ, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, đe dọa nhiễm trùng lan rộng và nguy hiểm đến tính mạng.
3. Những triệu chứng của áp xe răng
– Đau răng, nhai đau, cắn mạnh thậm chí ngậm miệng cũng cảm thấy đau.
– Nhạy cảm với các thức ăn nóng hoặc lạnh.
– Có vị đắng trong miệng
– Hơi thở có mùi có khịu, miệng hôi.
– Có thể có triệu chứng nóng, sốt.
– Sưng hạch cổ.
– Người không khỏe, mệt mỏi.
– Sưng hàm trên hoặc hàm dưới.
4. Pḥng ngừa áp xe răng:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng súc miệng hàng ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
– Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch răng sau các bữa ăn để loại trừ mảng bám gây sâu răng.
– Súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn đồ ngọt.
– Khám nha khoa định kỳ để phát hiện kịp thời sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.
– Bổ sung flour bằng cách uống dạng viên và đánh răng bằng kem đánh răng có chứa flour.
hoalyly@vietbf sưu tầm