Vietbf.com - Ngọc Quyên kể chuyện 'vượt cạn' tại bệnh viện Mỹ với chồng Quyên cũng có mặt trong pḥng sinh chứng kiến vợ Ngọc Quyên "vượt cạn", theo Quyên nói rằng là một ca sinh thường, nếu có bảo hiểm, sản phụ chỉ phải trả từ 6.000 đến 7.000 USD. Nếu không là công dân Mỹ, chi phí khoảng 40.000 USD. Sinh mổ, số tiền sẽ cao hơn. Trong suốt thai kỳ, thai phụ sẽ được một bác sĩ duy nhất thăm khám.
Hai tuần sau ngày vượt cạn, Ngọc Quyên hiện đă khỏe và đi lại b́nh thường nhưng vẫn cần thời gian nghỉ ngơi thêm. Từ khi bé Jiraiya Clayton Le chào đời, cuộc sống của gia đ́nh cô có nhiều thay đổi. Cả tuần nay, vợ chồng Ngọc Quyên và bà ngoại, ai cũng bận thay phiên nhau trông Jiraiya dù con ngoan, không khóc nhiều mà chỉ ngủ. Lần đầu làm mẹ, Ngọc Quyên "hơi đuối" và thường ngủ gục sau mấy hôm trông con ban đêm.
Cô thấy ḿnh thay đổi nhiều, đi đâu cũng mong về với con v́ "nhớ lắm chịu không nổi". Những thú vui tụ tập trước kia cũng mất dần và chỉ cần nh́n thấy con là cô hạnh phúc, mệt mỏi cũng qua đi. Ngọc Quyên tâm sự "có nuôi con mới hiểu ḷng cha mẹ". Chồng cô "vừa làm sáng, vừa làm đêm" nhưng vẫn dành việc chăm bé. "Ổng thương con nhiều mẹ vui lắm. Mẹ chỉ mong được như vầy thôi dù hy sinh thêm nữa mẹ cũng chịu. Mong con khoẻ mạnh như bao đứa trẻ khác", Ngọc Quyên chia sẻ trên Facebook.
Mẹ Ngọc Quyên sang Mỹ chăm cháu giúp vợ chồng Ngọc Quyên. Chồng cô cũng có mặt trong pḥng sinh, chứng kiến vợ vượt cạn.
Đẻ sớm so với dự sinh 10 ngày, Quyên được đưa vào viện lúc gần 1h sáng ngày 6/1 trong t́nh trạng vỡ ối và đau dữ dội. Chồng cô, bác sĩ Richard Le, đưa vợ vào bệnh viện nơi anh làm việc rồi dùng xe lăn đẩy bà xă vào pḥng sinh. Y tá sau đó đưa Quyên vào pḥng đẻ để đợi sau khi chồng cô điền xong thông tin vào hồ sơ. Nhân viên bệnh viện nhanh chóng lấy máu xét nghiệm để làm các bước cần thiết. Vào tới pḥng chờ đẻ, Quyên được hỏi thêm thông tin và hỏi ư kiến có muốn tiêm thuốc tê không. Lúc này, cổ tử cung của cô đă mở 5-6 phân. Nửa tiếng sau khi được tiêm thuốc, cô mở 10 phân.
"Đúng lúc ấy, bác sĩ đỡ đẻ của tôi cũng vừa tới, chỉ kịp mặc đồ vào th́ tôi chuyển dạ sinh luôn", Ngọc Quyên kể.
Chồng Quyên cũng có mặt trong pḥng sinh chứng kiến vợ "vượt cạn". Có chồng bên cạnh, Quyên cảm thấy đỡ lo lắng hơn. Cơn đau lúc này đến dồn dập khiến cô không chịu nổi, chỉ muốn em bé ra ngoài. Sau ba lần rặn, Quyên vỡ ̣a trong xúc động khi nghe con trai cất tiếng khóc đầu đời.
"Tôi hạnh phúc lắm. Nh́n thấy con, tôi đă khóc và nghĩ phụ nữ hạnh phúc nhất là được sống trong những thời khắc mà tôi vừa trải qua. Chồng tôi cũng mừng không kém, v́ anh chứng kiến từ lúc tôi chuyển dạ, sinh em bé ra sao. Anh đă chụp h́nh bé rất nhiều để báo cho bạn bè và mẹ tôi biết. V́ lúc tôi sinh bà ở nhà, hôm sau bà mới tới", Ngọc Quyên nhớ lại.
Trái ngọt t́nh yêu của vợ chồng Ngọc Quyên sinh lúc 1h24 sáng 6/1, nặng 3,1 kg và nhiều tóc. Con không quá lớn nên Quyên chỉ bị khâu "tí xíu". Vợ chồng cô sau đó chọn tên Jiraiya Clayton Lê để đặt cho bé. Jiraiya là cái tên được lấy từ nhân vật một người lính trong phim hoạt h́nh Nhật, c̣n Clayton là tên mà người thầy đă hướng dẫn cho chồng cô trở thành bác sĩ.
Jiraiya được cho da tiếp da với mẹ ngay sau sinh, tắm và cân đo tại pḥng. Ba tiếng sau, mẹ con cô được chuyển qua pḥng khác, bé cũng được đặt nằm cạnh mẹ. Tới giờ, con vẫn thích nằm thế da tiếp da "có lẽ v́ thích nghe nhịp tim của mẹ". Mẹ con Quyên được các y tá chăm sóc kỹ càng, từ ăn uống, nhắc uống thuốc đúng giờ, kiểm tra xem mẹ và bé có ổn không.
"Bên này sản phụ mới đẻ xong vài tiếng, nếu cảm thấy ổn, họ đă bắt tự đi vệ sinh. Ngày thứ hai, tôi được yêu cầu đi bộ quanh pḥng và không được nằm nhiều. Họ cũng khuyên tôi đi tắm rửa cho sạch sẽ nhưng nếu không muốn th́ cũng không ép", Quyên nhớ lại.
Ở bệnh viện hai ngày, cô xin về nhà cho thoải mái. Sáng hôm sinh xong, Quyên đă khỏe lại nhiều, có thể đi lại và ăn uống b́nh thường. Quá tŕnh chuyển dạ nhanh khiến cô không mất sức và hồi phục tốt. Theo Quyên, nếu đẻ thường, sản phụ sẽ ở lại viện 3-5 ngày, tùy vào t́nh trạng sức khỏe. Về nhà, cô cũng "kiêng tối đa có thể theo những chỉ dẫn trên mạng".
"Ba ngày sau sinh, tôi khỏe lại nhiều. Cảm giác cả nhà quây quần cạnh thằng bé thật vui. B́nh yên đôi khi chỉ đơn giản vậy. Tôi cầu trời cầu phật không có sóng gió ǵ nữa. Để có được b́nh yên này, tôi đă bỏ hết mọi thứ", Ngọc Quyên tâm sự.
Lần đầu làm mẹ, Quyên cũng lóng ngóng, vụng về "nhưng rồi một hai lần sẽ quen và thành thục hơn". Giờ cô lại cảm thấy yêu thích những công việc ấy. Được tự tay chăm sóc con, lo thức ăn cho con là hạnh phúc của người làm mẹ như cô. Quyên tính sẽ nuôi con bằng sữa mẹ lâu hơn một chút mới bắt đầu cho bé uống sữa ngoài. "Có đau chút nhưng ḿnh vui. Đau đẻ tôi cũng qua rồi th́ những đau đớn lặt vặt này đâu có sao", Quyên nói.
Bé được da tiếp da với mẹ ngay khi chào đời.
Theo Quyên, một ca sinh thường, nếu có bảo hiểm, sản phụ chỉ phải trả từ 6.000 đến 7.000 USD. Nếu không là công dân Mỹ, chi phí khoảng 40.000 USD. Sinh mổ, số tiền sẽ cao hơn. Trong suốt thai kỳ, thai phụ sẽ được một bác sĩ duy nhất thăm khám. Họ cũng chính là người đỡ đẻ cho cô và có trách nghiệm khám, kiểm tra vết thương, hậu sinh sau 6 tuần vượt cạn. Trong trường hợp đặc biệt, sản phụ đẻ cấp cứu khi đang đi đường mới là bác sĩ khác đỡ. Khi bé ra đời, bác sĩ cho con sẽ là người khác.
Lúc Quyên mang bầu tháng thứ 6, chồng cô đăng kư hồ sơ đẻ cho vợ. Sinh tại bệnh viện chồng làm nên cô cũng được ưu tiên nhanh hơn về thủ tục. Thái độ vui vẻ và nhiệt t́nh của các bác sĩ, y tá ở đây là điều khiến cô ấn tượng nhất. Tại bệnh viện cũng có bác sĩ người Việt nên Quyên được hướng dẫn kỹ càng và dễ hiểu.
Hiện tại, vợ chồng cô mong con "khỏe mạnh và mau lớn". "Con chỉ cần có ǵ bất thường là chúng tôi lo cuống cả lên. Từ ngày bé ra đời, hai vợ chồng có nhiều niềm vui hơn. Bản thân tôi cũng cảm thấy b́nh yên", Quyên nói.