Những câu chuyện t́nh ly kỳ trong cung cấm của các hoàng hậu Pháp tưởng chừng như sẽ nằm măi trong bí mật dù đă bao năm trôi qua. Thế nhưng rồi khi họ đă nằm xuống bí mật ấy vẫn được lật ra và chúng ta thật ngạc nhiên khi 2 trong số bốn người con của Hoàng hậu cuối cùng của nước Pháp Marie Antoinette không mang ḍng máu hoàng gia của Vua Louis XVI, mà là kết quả một mối t́nh vụng trộm...
Hai trong số bốn người con của Hoàng hậu cuối cùng của nước Pháp Marie Antoinette không mang ḍng máu hoàng gia của Vua Louis XVI, mà là kết quả một mối t́nh vụng trộm 20 năm của Hoàng hậu với người t́nh là một nhà ngoại giao Thụy Điển.
Thông tin trên được một nhà nghiên cứu đưa ra dựa trên nghiên cứu một loạt thư t́nh của Hoàng hậu Antoinette.
Những bức t́nh thư
Sử gia người Anh Evelyn Farr đă đưa ra kết luận trên sau khi nghiên cứu thư từ trao đổi giữa Hoàng hậu Antoinette và Bá tước Axel von Fersen người Thụy Điển. Nữ sử gia này cho biết hai người đă có mối t́nh bí mật kéo dài hàng chục năm mà kết quả là công chúa Sophie và hoàng tử Louis - Charles.
Hoàng hậu Marie Antoinette.
Sophie là con út của Hoàng hậu Marie Antoinette, chết chỉ vài tuần trước khi đến sinh nhật một tuổi. C̣n bé Louis - Charles chết năm 10 tuổi khi đang bị những nhà cách mạng Pháp giam giữ. Cuốn sách của sử gia Farr: “I Love You Madly - Marie Antoinette and Count Fersen: The Secret Letters” (Em yêu anh điên cuồng - Marie Antoinette và Bá tước Fersen: Những bức thư bí mật) đă được xuất bản hồi tháng 3/2016, tiết lộ những bằng chứng thuyết phục rằng Sophie và Louis - Charles là con riêng của Hoàng hậu Antoinette.
Các bức thư đă được bà Farr kiểm tra chéo với nhiều tài liệu lịch sử khác, trong số đó nhiều tài liệu chưa được xuất bản. Bà đă bỏ ra cả năm để giải mă những bức thư trong các kho lưu trữ khắp châu Âu.
Tháng 1/1792, chưa đầy hai năm trước khi bị xử chém, Hoàng hậu Marie Antoinette viết một bức thư bí mật trong cung điện Tuileries lúc đang ṃn mỏi v́ bị quản thúc: “Em yêu anh điên cuồng. Không có giây phút nào mà em không yêu anh”. Những lời lẽ mùi mẫn này sau đó đă bị xóa đi. Đơn giản bởi lẽ người nhận không phải là Vua Louis XVI, mà là ông Axel von Fersen.
Theo sử gia Farr, bằng chứng rơ ràng nhất về quan hệ ngoài luồng của Hoàng hậu Antoinette là một bức thư viết cho Thủ tướng Anh William Pitt và Ngoại trưởng Lord Grenville. Bức thư này do Quintin Craufurd - một người bạn của ông Axel von Fersen - viết khi họ t́m cách thoát khỏi các nhà cách mạng Pháp.
Ông Quintin Craufurd đă tham gia vào vụ chạy trốn của gia đ́nh Vua Louis XVI và cầu xin Anh giúp đỡ, hay ít nhất là tỏ thái độ trung lập đối với các thành viên hoàng gia bỏ trốn. Trong thư đề ngày 3/8/1791, ông viết: “Tôi biết ông Fersen rất rơ và cho rằng ông ấy trung thực và đáng kính không thể nghi ngờ được. Ông ấy điềm tĩnh, quyết đoán, thận trọng. Quư ông này là đại tá thuộc trung đoàn bộ binh Royal Suédois, là người được Hoàng hậu sủng ái nhất và thường được cho là cha của hoàng tử hiện tại”.
Nhờ quá tŕnh t́m kiếm các bức thư trong kho lưu trữ, bà Farr đă tái hiện được một cuộc t́nh rắc rối. Thông qua các bức thư giữa Hoàng hậu, ông Fersen và bạn bè họ, sử gia Farr đă tái hiện lại bối cảnh, khung cảnh mối t́nh bí mật của hai người. Bà nói với tờ Dailymail: “Tôi nghi ngờ về những đứa con, nhưng thông qua các thư từ trao đổi, tôi đă t́m cách t́m ra nơi ông ấy từng ở và ghé thăm trong căn pḥng riêng bí mật phía trên pḥng ở của Hoàng hậu trong lâu đài”.
Một thông tin quan trọng nữa mà sử gia Farr bắt gặp khi đọc một bức thư từ Bá tước Fersen gửi Hoàng hậu, trong đó ông bày tỏ rơ ràng cảm xúc của ḿnh. Ông viết cho Hoàng hậu Antoinette lúc bà bị giam cầm: “Anh yêu em và sẽ luôn luôn yêu em điên cuồng suốt cuộc đời... không có em, không có niềm hạnh phúc nào dành cho anh”.
Tranh căi trong giới sử gia
Mặc dù tin đồn về mối t́nh này không có ǵ mới mẻ nhưng không phải người Pháp nào cũng đón nhận thông tin về các bức thư đề cập tới những đứa con ngoài giá thú. Người Pháp từ lâu luôn t́m cách khôi phục lại danh tiếng đă bị ô danh của Hoàng hậu Antoinette. Nhiều bức thư tố giác mối t́nh của Hoàng hậu đều bị hủy hoặc biên tập, nhưng vẫn c̣n vô số bằng chứng cơ bản.
B́a cuốn sách của sử gia Evelyn Farr.
Hoàng hậu Antoinette và Bá tước Fersen gặp nhau lúc c̣n nhỏ, sau khi Hoàng hậu đă kết hôn với nhà vua tương lai của nước Pháp lúc mới 14 tuổi. Từ đó, họ đă có một mối t́nh nguy hiểm kéo dài suốt hai thập kỷ. Trong quá tŕnh đi khắp châu Âu sưu tập các bức thư giữa cặp đôi, sử gia Farr tỏ ra thông cảm với Hoàng hậu: “Bà là một phụ nữ gặp phải t́nh huống bất khả thi, bị gả cưới khi mới 14 tuổi và sau đó đem ḷng yêu người khác. Bà không có cả đám người t́nh, bà chỉ có một người mà ḿnh yêu trong suốt cuộc hôn nhân mà đó lại không phải là chồng. Mặc dù bà bị phỉ báng suốt cuộc đời nhưng bà đă được khôi phục lại h́nh ảnh là một hoàng hậu thánh thiện”.
Mối quan hệ của Hoàng hậu Antoinette đă được đề cập trong nhiều tác phẩm, trong đó có bộ phim “Marie Antoinette” năm 2006 của đạo diễn Sophia Coppola hay như cuốn tiểu sử “Marie Antoinette: The Journey” của Antonia Fraser xuất bản năm 2001. Tuy nhiên, tác giả Fraser nói trong cuốn sách rằng không có bằng chứng xác thực cho thấy mối t́nh này có xảy ra. Do vậy, quan hệ giữa Hoàng hậu Antoinette và Bá tước Fersen phần lớn vẫn chỉ là phỏng đoán trong giới sử gia, đặc biệt là giới sử gia Pháp. Trong bối cảnh đó, những phát hiện của sử gia Farr có thể được coi là một bước tiến lớn rất gần với sự thực.
Tuy vậy, không phải ai cũng tin sử gia Farr. Theo sử gia Pháp Fanny Cosandey, Hoàng hậu Antoinette và ông Fersen có thể có một mối t́nh nhưng chỉ diễn ra trên những trang thư, chứ không thể trong pḥng ngủ. Lập luận của ông là Hoàng hậu không thể duy tŕ mối quan hệ bí mật này tới mức có con với ông Fersen mà cả triều đ́nh không ai biết chút nào. Hơn nữa, ông Fanny cho rằng Hoàng hậu không thể mạo hiểm như vậy v́ sẽ đe dọa cả hoàng gia Pháp. Do đó, ông cho rằng cần xem lại tuyên bố về việc ông Fersen là cha của Sophie và Louis - Charles.
Đáp lại phản bác này, sử gia Farr nói: “Không điều ǵ là không thể, nhưng chúng ta sẽ cần thêm bằng chứng ngoài những bức thư”, đồng thời cho biết bà chỉ đơn giản là đưa ra bằng chứng để tùy người đọc rút ra kết luận.
Therealtz © VietBF