Lươn điện là loài thủy quái vô cùng nguy hiểm ở sông Amazon bởi khả năng vọt khỏi mặt nước và hạ gọc đối thủ cực mạnh bằng điện phát ra từ cơ thể. Khả năng này của chúng được các nhà khoa học phát hiện ra thông qua các thí nghiệm cụ thể.
Theo nghiên cứu công bố hôm 6/6 trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, lươn điện sẽ tấn công những vật thể lớn nổi trên mặt nước bằng cách nhô lên và hạ gục đối tượng gây nguy hiểm một cách chớp nhoáng.
Nghiên cứu bắt nguồn từ câu chuyện đi vào truyền thuyết của nhà thám hiểm Alexander von Humboldt ở thế kỷ 19. Trong đó, Humboldt cho biết từng chứng kiến lươn điện nhảy khỏi mặt sông Amazon và giật chết những con ngựa.
Theo Kenneth Catania, nhà sinh vật học tại Đại học Vanderbilt, Mỹ đồng thời là tác giả nghiên cứu, nhiều người tỏ ra hoài nghi trước lời kể của Humboldt. Nguyên nhân một phần v́ cách đây 200 năm khi Humboldt chia sẻ về trải nghiệm, không có báo cáo khoa học nào đề cập đến hành vi này ở lươn điện.
"Lần đầu tiên đọc câu chuyện của Humboldt, tôi cho rằng nó vô cùng kỳ lạ", Catania nói. "Tại sao lươn điện lại tấn công ngựa thay v́ bơi đi xa?". Catania t́nh cờ phát hiện phản ứng của lươn điện thậm chí c̣n dữ dằn hơn những ǵ Humboldt miêu tả khi chuyển những con lươn đang nghiên cứu sang bể khác.
Sử dụng một chiếc lưới với vợt kim loại để chuyển lươn, Catania nhận thấy thay v́ luồn lách bên trong lưới, nhiều con lươn chuyển sang trạng thái tấn công, nhô khỏi mặt nước, dán chặt cằm lên chiếc vợt, đồng thời phát ra một loạt xung điện mang điện thế cao.
Catania cảm thấy bản thân rất may mắn khi đeo găng tay cao su, nhờ đó nhà nghiên cứu không bị điện giật. Để kiểm nghiệm những ǵ đang diễn ra, Catania thả một dây dẫn điện nối với đĩa nhôm nhúm ch́m một phần trong bể nước và do cường độ xung điện do lươn điện sản sinh ra khi chúng tiếp xúc với vật thể.
Catania phát hiện khi cơ thể lươn điện vẫn ch́m một phần dưới mặt nước, độ mạnh của ḍng điện do nó phát ra truyền qua nước và yếu đi nhiều. Tuy nhiên, khi lươn điện vươn hẳn khỏi mặt nước, ḍng điện phóng từ cằm của nó đến thẳng kẻ thù.
"Điều này cho phép con lươn phóng điện ở mức mạnh nhất đối với những động vật trên cạn cúi đầu xuống nước và xâm phạm lănh thổ của chúng. Hành vi này cũng cho phép chúng mở rộng diện tích bị điện giật trên cơ thể kẻ xâm phạm", Catania nói.
Để minh họa ảnh hưởng của chiến thuật tấn công đến đối thủ đe dọa, Catania bọc ngoài chiếc đầu cá sấu giả dây kim loại dẫn điện và đèn LED. "Khi bạn thấy đèn LED sáng, có thể tưởng tượng đó là dây thần kinh truyền cảm giác đau bị kích thích. Bạn sẽ thấy rơ cách tấn công của lươn điện hiệu quả tới mức nào", Catania chia sẻ.
Tác giả nghiên cứu cũng nhấn mạnh lươn điện có xu hướng tấn công thường xuyên hơn khi nước trong bể ở mức thấp, chứng tỏ hành vi được sử dụng để tự vệ vào mùa khô ở Amazon, khi lươn điện dễ bị tấn công hơn.
Vietbf @ sưu tầm