Trái tim là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể. Thế nhưng những thói quen mà bạn tưởng chừng vô hại lại đem đến nhiều nguy hiểm cho tim đấy. Cùng đọc và pḥng tránh nhé.
Theo bác sĩ tim mạch Kevin R. Campbell tại trung tâm chăm sóc sức khỏe tim mạch Bắc Carolina ở Raleigh th́ “một số hành động bị mọi người xem nhẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trái tim”.
Muốn trái tim được khỏe mạnh, bạn phải ăn uống hợp lí và tập thể dục điều độ. Thế nhưng tất cả mọi nỗ lực của bạn sẽ tan thành mây khói nếu bạn có một trong những thói quen dưới đây:
1. Ngồi cả ngày
Một nghiên cứu được công bố trên Tập san của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ AHA số ra tháng 1 năm 2014 cho thấy những người không hay di chuyển và thường ngồi một chỗ từ 5 tiếng trở lên có nguy cơ suy tim cao gấp đôi những người có lối sống năng động.
Nếu như bạn phải ngồi bàn làm việc cả ngày, cứ mỗi tiếng hăy đứng dậy và đi đi lại lại khoảng 5 phút. Một nghiên cứu của Đại học Indiana được đăng tải trên Tạp chí y khoa Medicine & Science in Sports & Exercise đă chứng minh rằng khoảng thời gian 5 phút ít ỏi ấy có tác dụng vô cùng lớn: giữ cho động mạch linh hoạt và máu lưu thông b́nh thường, hạn chế những tác hại do ít vận động gây ra.
“Một số hành động bị mọi người xem nhẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực
đến trái tim”.
2. Uống nhiều rượu
Đây là thói quen cực ḱ xấu với sức khỏe. Cụ thể, uống quá nhiều rượu có thể khiến bạn bị cao huyết áp, đột quỵ và béo ph́ – những tác nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo báo cáo của AHA, nhiều hơn 1 ly ở nữ giới và hơn 2 ly ở nam giới có thể làm gián đoạn nhịp tim b́nh thường và gây ra suy tim. Bạn vẫn có thể uống cocktail hoặc rượu vang, chỉ cần nhớ tuân theo các chỉ dẫn của chuyên gia.
3. Quá căng thẳng
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra adrenaline – loại hoóc-môn làm tăng nhịp tim và huyết áp trong khoảng thời gian ngắn. Bác sĩ Campbell cho biết, quá căng thẳng có thể tàn phá các mạch máu ở tim cũng như làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Để giảm thiểu các tác hại do căng thẳng gây ra, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo:
Giải tỏa cảm xúc: Hăy chia sẻ cảm xúc với người thân và bạn bè để nhẹ ḷng hơn.
Tập thể dục: Các hoạt động thể chất có thể thư giăn đầu óc. Cố gắng kiên tŕ tập thể dục với cường độ trung b́nh khoảng 30 phút mỗi ngày .
Lên kế hoạch các hoạt động trong ngày: Nếu sắp xếp các hoạt động một cách khoa học, bạn sẽ không cần phải “vắt chân lên cổ” để hoàn thành mọi việc đúng thời hạn.
4. Không làm sạch răng sau khi ăn
Xỉa răng không chỉ có lợi cho răng miệng mà c̣n tốt cho sức khỏe tim mạch. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Periodontal Research số tháng 5 năm 2014 th́ những người bị bệnh tim mạch vành có thói quen xỉa răng sẽ ít gặp rắc rối với tim hơn những người không xỉa răng. Tại sao xỉa răng lại có liên quan đến tim mạch? Một số nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu trên Tạp chí International Scholarly Research Notices số ra tháng 7 năm 2013 đă chỉ ra rằng vi khuẩn gây bệnh răng miệng có thể gây viêm cho các bộ phận khác trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
5. Ăn nhiều muối
Theo Campbell, natri trong muối có thể gây cao huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim nếu nạp một lượng lớn vào cơ thể. Theo Viện nghiên cứu quốc gia về Tim, Phổi và Huyết học Hoa Kỳ, muối người dân nước này ăn hầu hết đều từ thực phẩm chế biến sẵn như rau củ, súp đóng hộp, khoai tây chiên, đồ đông lạnh. Hăy xem kĩ thông tin sản phẩm trên bao b́ để lựa chọn loại có ít natri nhất. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng một ngày chỉ nên nạp dưới 1.500 mg natri vào cơ thể.
6. Ngủ không đủ giấc
Trái tim của bạn phải hoạt động vất vả cả ngày và chỉ nghỉ ngơi khi bạn ch́m vào giấc ngủ. Do đó, nếu bạn thiếu ngủ, trái tim của bạn sẽ không được nghỉ ngơi đủ. Nhịp tim và huyết áp sẽ giảm khi bạn mới ngủ, sau đó sẽ tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào giấc mơ của bạn. Những thay đổi này diễn ra suốt đêm, rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Thiếu ngủ kinh niên có ảnh hưởng xấu đối với tim mạch tương tự như khi bị căng thẳng. Bác sĩ Campbell khuyên người lớn nên ngủ 7-8 giờ c̣n thanh thiếu niên và người trẻ tuổi nên ngủ khoảng 9-10h mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe.
Hăy kiên tŕ thực hiện thay đổi để có trái tim khỏe mạnh
Thay đổi lối sống không diễn ra nhanh chóng mà là cả một quá tŕnh. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí British Journal of General Practice năm 2012, phải mất 66 ngày để một hành động được lặp đi lặp lại trở thành thói quen. V́ vậy, hăy kiên tŕ thực hiện những bước sau đây để có một trái tim khỏe mạnh:
Lập danh sách những thay đổi bạn muốn thực hiện: Viết mục tiêu ra giấy sẽ cụ thể hóa những điều mà bạn muốn thay đổi. Đừng đặt ra cho ḿnh những mục tiêu quá xa vời, khó thực hiện.
Chia nhỏ các mục tiêu để dễ kiểm soát: Đừng cố thay đổi mọi thứ trong cùng một lúc bởi thứ ǵ đến quá nhanh đều dễ thất bại.
Thêm mục tiêu mới một cách từ từ: Khi đă quen với thay đổi thứ nhất th́ bạn mới nên thực hiện thay đổi thứ hai. Cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi bạn hoàn thành hết những mục tiêu đă đề ra.
VietBF © Sưu Tầm