Cơ thể luôn có dấu hiệu cảnh báo cho cơ thể về bất cứ thay đổi nào. Do đó, chúng ta cần chú ý và có cách xử lý kịp thời. Thịt là thực phẩm thiết yếu, cung cấp dinh dưỡng cho chúng ta hàng ngày. Tuy nhiên, do lượng protein lớn, bạn nên cần cân đối khẩu phần ăn.
Thịt là thực phẩm chứa hàm lượng protein dồi dào. Protein lại là chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tạo ra, duy trì và bảo vệ các cơ. Ngoài ra protein là yếu tố cần thiết giúp tạo ra các hormone và enzym và kháng thể chống lại bệnh tật.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống nhiều thịt sẽ làm gia tăng các nguy cơ về. cholesterol, mỡ máu, thận phải làm việc nhiều. Ngoài ra, ăn nhiều thịt sẽ tạo gánh nặng cho gan phải làm việc quá tải, không lọc được hết chất thải ra khỏi cơ thể, tích tụ và gây bệnh.
Theo Livestrong, trung bình một phụ nữ bình thường cần 46 g protein mỗi ngày, đối với nam giới là 56 g mỗi ngày. Các vận động viên, người già, người đang mắc bệnh, đang trong quá trình hồi phục sức khỏe và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần nhiều protein hơn khoảng 25%.
Những người nạp lượng protein quá tiêu chuẩn sẽ dễ xảy ra các dấu hiệu xấu cho sức khỏe.
Tăng cân
Chế độ ăn giàu protein có thể giúp bạn giảm cân trong ngắn hạn, nhưng duy trì chế độ này trong thời gian quá dài sẽ gây tác dụng ngược lại. Nếu tăng lượng protein mà không giảm các thực phẩm khác trong chế độ ăn, rất có thể bạn đang thừa protein và calo. Khi thừa protein, cơ thể sẽ tăng cân nhanh chóng.
Cơ thể mất nước
Dư thừa quá nhiều protein khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Một sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein là nitơ. Theo Huffington Post, thận cần dùng nước để thải lượng nitơ này, tạo ra hiệu ứng khử nước, khiến cơ thể bị mất nước.
Vấn đề với hệ tiêu hóa
Buồn nôn, khó tiêu, viêm ruột thừa hoặc hay táo bón là những dấu hiệu cho thấy chúng ta đang thừa protein. Khi tăng lượng thịt, cá, gà, pho mát, sữa cho chế độ ăn giàu protein mà không ăn đủ chất xơ, thận sử dụng nước của cơ thể để thải nitơ dư thừa, dẫn đến bị táo bón thường xuyên.
vietbf @ sưu tầm