Béo phì là một căn bệnh.
Béo phì đe dọa cuộc sống khỏe mạnh.
Bạn cần biết tác hại của nó để giảm cân khẩn trương.
Ảnh hưởng của béo phì bộc lộ ngay từ khi còn trẻ như đi lại chậm chạp hơn, thường bị bạn bè cùng lứa chế giễu, làm cho trẻ béo phì ngại tiếp xúc hơn và hay chơi một mình. Mặt khác với trọng lượng quá cao so với sức chịu đựng còn non yếu của hệ cơ xương khớp nên trẻ thường kêu đau mỏi xương khớp nhất là khớp gối, vùng thắt lưng.
Một số trường hợp khớp bị biến dạng như chân hình chữ X hay chữ O, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong hoạt động. Một bệnh lý khác cũng gặp nhiều ở trẻ em thừa cân và béo phì đó là hiện tượng trượt điểm cốt hóa ở đầu trên xương đùi (slipped capital femoral epiphysis) gây tình trạng đau khớp và biến dạng khớp kiểu khớp háng xoay vào trong (coxa vara). Về lâu dài, đây là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp háng sớm và nặng.
Đau tim và cao huyết áp: Bệnh béo phì và thừa cân có liên quan đến một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (đau tim).Bệnh béo phì là tình trạng khiến cholesterol trong máu tăng cao. Cholesterol được tích lại trong mạch máu sẽ ức chế dòng máu và có thể dẫn tới đau tim, cao huyết áp hoặc đột quỵ.
Các bác sĩ thường khuyên những người mắc bệnh cao huyết áp nên tập thể dục và duy trì trọng lượng cơ thể để giảm thiểu bệnh.
Tăng nguy cơ ung thư: Nam giới béo phì dễ dẫn đến ung thư đại trực tràng, còn nữ giới dễ bị ung thư đường mật, vú, tử cung, buồng trứng. Giảm cân chính là một cách để giảm các căn bệnh nguy hiểm này.
Tăng khả năng đột quỵ: Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cũng cao hơn nhiều lần người binh thường. Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Những người béo phì mức độ thấp cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra.
Giảm khả năng sinh sản: Ngoài tăng khả năng mắc những căn bệnh nguy hiểm trên thì béo phì còn dẫn đến giảm khả năng sinh sản. Do mô mỡ làm rối loạn buồng trứng, hàng tháng trứng không lớn lên và chín rụng được, cũng như chất lượng trứng kém, hay rối loạn kinh nguyệt. Nếu lượng mỡ quá nhiều có thể sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh. Đặc biệt béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang, rất khó thụ tinh, hoặc mang thai thì cũng rất dễ sẩy thai.
Gout: Một người bị bệnh béo phì có khả năng phát triển bệnh gout cao gấp 4 lần so với những người có trọng lượng cơ thể bình thường. Khi bị bệnh béo phì, nồng độ axit uric trong máu tăng dẫn đến các khớp bị đau, viêm, đỏ... mức độ bệnh gout càng nặng hơn. Khi giảm cân, nồng độ axit uric trong máu có thể giảm, đồng thời giảm ảnh hưởng đến bệnh gout.
Tiểu đường loại 2: Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Nói đơn giản hơn thì những người có trọng lượng cơ thể nặng hơn bình thường sẽ tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Béo phì khiến hormon insulin do tuyến tụy tiết ra hoạt động không hiệu quả, không thể giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường. Lúc này, tuyến tụy sẽ cố gắng sản sinh nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, thì việc sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ giảm đi và khi đó bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường týp 2. Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như huyết áp cao, đau tim, đột quỵ não, mù lòa, thất bại thận và hại thần kinh...
Thoái hóa khớp, đau thắt lưng: Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Vietbf @ sưu tầm.