Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh măn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức b́nh thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lư nghiêm trọng khác.
Nếu bị thừa cân, béo ph́, bạn cần giảm cân trên > 7%, cân nặng lư tưởng BMI = 22, giảm t́nh trạng béo bụng.
Sau 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng đă tăng gấp 2 lần, từ gần 3% dân số lên đến 5,4%. Ước tính Việt Nam có khoảng 3 triệu người bệnh. Được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”, tiểu đường diễn tiến từ từ song hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, mù ḷa, cắt cụt chi... Bệnh nguy hiểm nhưng có thể pḥng được.
Người được chẩn đoán rối loạn dung nạp đường huyết cần có chế độ ăn tập luyện phù hợp để tránh tiến triển thành bệnh. Ảnh: WP.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Dinh dưỡng, gần 14% người dân bị rối loạn dung nạp đường máu hay tiền đái tháo đường, điều đó đồng nghĩa 20% người trưởng thành cần quan tâm chế độ ăn dự pḥng và điều trị bệnh đái tháo đường. Lượng mỡ dư thừa là yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh đái tháo đường tuưp 2.
Có rất nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy bệnh đái tháo đường thường tiến triển từ tiền đái tháo đường. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy bằng can thiệp thay đổi lối sống hết hợp giữa dinh dưỡng hợp lư với hoạt động thể lực đều đặn chính là biện pháp hiệu quả nhất để pḥng ngừa đái tháo đường xuất hiện.
Cụ thể:
- Nếu bị thừa cân (BMI>23) hoặc béo ph́ cần giảm cân trên > 7% và duy tŕ sự giảm cân đều đặn, hướng tới có mức cân nặng lư tưởng (BMI =22) ; giảm t́nh trạng béo bụng
- Tránh lối sống tĩnh tại, tập thể dục ít nhất 30 phút tập thể dục từ mức độ vừa đến mức độ nặng tùy theo thể trạng, sở thích mỗi cá nhân và ít nhất 5 lần một tuần.
- Chế độ ăn giảm kcal nếu thừa cân, có thể phải giảm lượng chất bột - đường; tăng chất xơ. Chế độ ăn hợp lư và lành mạnh không những giảm nguy cơ đái tháo đường mà c̣n giúp giảm các bệnh tim mạch, ung thư..
- Các biện pháp khác như giảm muối trong chế độ ăn, tránh uống nhiều rượu, bia , bỏ thuốc lá, tránh stress cũng góp phần giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ bị đái tháo đường.
Điều quan trọng bệnh nhân cần sàng lọc, phát hiện sớm bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa đái tháo đường thai kỳ với nguy cơ mắc bệnh về sau ở phụ nữ; đái tháo đường thai kỳ với nguy cơ béo ph́ và đái tháo đường ở những trẻ do họ sinh ra. Những người này cần được theo dơi định kỳ và tư vấn giáo dục can thiệp thay đổi lối sống sớm để pḥng bệnh.
Vietbf @ sưu tầm.