Cuộc hội ngộ của các cựu quân nhân QLVNCH đă diễn ra vào 4 Tháng 9, tại nhà hàng Mon Cheri, Garden Grove. Các cựu chiến binh tay bắt mặt mừng khi được gặp lại đồng ngũ. Đây thật là hoạt động có ư nghĩa của các cựu quân nhân VNCH.
Cựu Thiếu Tá Phạm Văn Hồng, MC chính của chương tŕnh, cho biết: “Khi họp bàn với nhau, anh em trong ban tổ chức có dự trù số người tham dự là 300, mỗi sư đoàn đến khoảng 100 thôi, cũng là vui rồi. Nào ngờ khi thông báo ra, anh em các nơi gọi về ghi danh tới tấp. Ngay trước ngày khai diễn, chúng tôi tổng kết được hơn 500 người sẽ tham dự. Đây là một niềm vui lớn, không chỉ cho ban tổ chức mà cho toàn thể anh em trong gia đ́nh ba sư đoàn.”
Trong phút chờ khai mạc, ông Hồng kể lại cuộc đời gắn bó của ḿnh trong các đơn vị chiến đấu, đặc biệt là với các sư đoàn được ghi nhiều chiến tích trong quân sử VNCH. Do đó mà ḷng khao khát được gặp lại anh em cùng chiến đấu xưa cứ thôi thúc để sau cùng có được ngày hôm nay.
Ông tâm t́nh: “V́ đây là một sinh hoạt thuần túy quân đội VNCH, không có tính chính trị nên chỉ có một bài diễn văn duy nhất của trưởng ban tổ chức là Niên Trưởng Lê Bá Khiếu. Đồng thời, trong phần giới thiệu quan khách, ban tổ chức coi tất cả mọi người đến chung vui hôm nay đều là những quan khách đáng quí nên phần giới thiệu sẽ giản lược tối đa.”
Đúng như lời MC tuyên bố, phần giới thiệu quan khách rất ngắn gọn nhắc đến các chiến hữu của ba sư đoàn từ các nơi xa về tham dự như tại Louisiana, Philadelphia, Texas, Georgia, Washington, DC, Seatle, San Diego… MC cũng nhắc đến đại diện của các khóa Thủ Đức có mặt bằng một giọng hết sức thân ái.
Sau khi khai mạc, hồi trống thúc quân của đoàn trống Thiên Ân nổi lên làm mọi người bừng bừng khí thế, làm không khí của buổi gặp gỡ thêm phần hứng khởi.
Những tay trống trẻ nam nữ, hậu duệ của những người lính VNCH, đă biểu diễn một chương tŕnh thật ngoạn mục, đầy ư nghĩa. Không chỉ là những âm thanh mà c̣n là h́nh ảnh, h́nh ảnh thời buổi loạn ly, dân t́nh khổ ải nên trống gọi, trống thúc từng hồi “Quốc Gia Hưng Vong Thất Phu Hữu Trách,” hăy lên đường theo tiếng gọi của non sông.
Tiếp theo phần biểu diễn trống, MC Phạm Văn Hồng, thay mặt ban tổ chức, kể sơ lược lại tiểu sử thành lập của các sư đoàn 1, 2, và 3 của QLVNCH. Trong phần tiểu sử này, ông Hồng không chỉ nhắc đến sự h́nh thành, lư do thành lập, thời gian thành lập, mà c̣n nhắc đến những chiến tích oanh liệt của từng sư đoàn. Đó là những chiến tích đă làm cho những địa danh trong phần đất địa đầu giới tuyến được dư luận và truyền thông thế giới nhắc nhở luôn như Cổ Thành, Khe Sanh, Ái Tử…
Theo ông, Sư Đoàn 1 được thành lập sau năm 1954, nhập từ các đơn vị biệt lập trong quân đội quốc gia Liên Hiệp Pháp là những đơn vị thiện chiến, khá tinh nhuệ. Sư Đoàn 1 cũng là sư đoàn đầu tiên lập ra đơn vị t́nh báo tác chiến có tên Đại Đội Hắc Báo, từng làm nên những kỳ tích tại vùng địa đầu giới tuyến. Đây là một sư đoàn thiện chiến của QLVNCH từng được nhiều lần tuyên dương.
Sư Đoàn 2 được thành lập khi quân đội quốc gia được chuyển thành quân đội VNCH sau khi nền Đệ Nhất Cộng Ḥa được thành lập. Đây là một sư đoàn dă chiến phụ trách an ninh một vùng đất quan trọng, Đà Nẵng.
Sư Đoàn 3 được thành lập theo nhu cầu chiến trường khi CSBV gia tăng quân số vào Nam bắt đầu mở những trận đánh lớn, v́ thế, sư đoàn gặp rất nhiều gian nan.
Sau khi tiểu sử của ba sư đoàn được nhắc lại, cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu lên đọc một bài diễn văn khai mạc buổi hội ngộ hiếm có này.
“Bốn mươi mốt năm qua, người lính VNCH từ giă vũ khí, trút bỏ quân phục lặng lẽ ra đi khắp bốn phương trời, những tưởng t́nh nghĩa chiến hữu cũng phai lạt theo thời gian. Nhưng nào ngờ chỉ một tiếng gọi, một hồi trống thúc lên, là những người lính cũ lại bốn phương t́m về như buổi họp ngày hôm nay của chúng ta. Điều đó đă nói lên t́nh nghĩa chiến hữu in sâu trong tâm thức chúng ta. Đó là lư do chúng ta tổ chức được buổi họp mặt ngày hôm nay. Sự hiện diện của tất cả anh em chúng ta hôm nay là sự thể hiện t́nh nghĩa ấy, không có một lư do nào khác. Xin được cám ơn tất cả,” ông Khiếu nói.
Buổi hội ngộ được chuyển sang phần văn nghệ. Ca sĩ Dạ Lan phụ trách chương tŕnh đă lần lượt giới thiệu những tiếng hát của thân hữu, của lính, ngày xưa, lăo niên ngày nay. Một tiết mục tuyệt vời, nhạc cảnh “Anh Không Chết Đâu Anh” của Nhật Trường được vũ đoàn Việt Cầm tŕnh bày, diễn tả với tám thiếu nữ trong đồng phục trắng đầu quấn vành khăn tang cùng một nam vũ công trong quân phục Nhảy Dù làm cho không khí xúc động tràn lan. Cái chết của một chiến sĩ VNCH qua bài ca thể hiện tâm t́nh của người dân Việt Nam lúc ấy là một cái “chết không thể chết” v́ Đại Úy Nguyễn Văn Đương đă lưu danh muôn thuở cho tinh thần hy sinh chiến đấu của những người trai thế hệ khi quốc biến.
Mười tám tiết mục đơn ca, hợp ca, nhạc cảnh sau đó đă ḥa chung vào không khí thân yêu, đầm ấm trong gia đ́nh các sư đoàn 1, 2, và 3 QLVNCH trong lần hội ngộ này.