VBF - Những bộ phim ăn khách nhất của TVB thời 90s vẫn c̣n đấy và làm cho thế hệ mới không thể nào có thể vượt qua nổi. Nhà văn Kim Dung đă có những tác phẩm để đời, và những bộ phim được chuyển thể từ những tác phẩm c̣n làm cho nhà văn càng nhiều người biết đến hơn.
Đây cũng chính là những tác phẩm Kim Dung góp phần đưa tên tuổi của các diễn viên trẻ thời ấy lên hàng sao hiện giờ.
Những tác phẩm kiếm hiệp ḱ t́nh của Kim Dung luôn là "miếng mồi ngon" của các hăng phim, đài truyền h́nh. Trong suốt 50 năm, đă gần 100 lần những tác phẩm của ông được chuyển thể và công phá màn ảnh nhỏ lẫn màn ảnh rộng. Tuy nhiên, v́ độ dài của tiểu thuyết mà chỉ những bản phim truyền h́nh mới được khán giả ghi nhớ sâu sắc. Từ Trung Quốc đến Hong Kong đều tranh nhau đưa các nhân vật của Kim Dung lên màn ảnh nhỏ. Nhưng, những bản dựng của TVB để lại nhiều ấn tượng nhất về chất lượng lẫn số lượng.
Nhà văn Kim Dung, cây đa cây đề của làng tiểu thuyết kiếm hiệp Trung Hoa
Đối với những khán giả "ăn ngủ" cùng TVB từ những năm tám mấy, hẳn sẽ không thể nào quên những "siêu phẩm" đă làm mất ăn mất ngủ cả một thế hệ 6x, 7x. Những bộ phim đă mang h́nh ảnh của Huỳnh Nhật Hoa, Lưu Đức Hoa, Ông Mỹ Linh, Lương Triều Vỹ, Thang Trấn Nghiệp, Lê Mỹ Nhàn, Đặng Tụy Văn, v.v... đến gần với khán giả châu Á. Giúp họ trở thành những "tượng đài diễn xuất" trong ḷng người hâm mộ. Những Anh Hùng Xạ Điêu (1983), Thần Điêu Đại Hiệp (1983), Lộc Đỉnh Kí (1984), Ỷ Thiên Đồ Long Kí (1986), Hiệp Khách Hành (1988) chính là những "mối t́nh đầu" của khán giả Việt Nam với những tác phẩm của Kim Dung, đến nỗi chẳng bản dựng nào sau này có thể thay thế.
Từ trái sang: Đặng Tụy Vân, Lương Triều Vỹ là Lê Mỹ Nhàn trong Ỷ Thiên Đồ Long Kí 1986
Tuy nhiên, với lứa khán giả 8x, thậm chí 9x đời đầu th́ những bộ phim kể trên lại khá xa lạ. Bởi v́ từ thập niên 90, những ngôi sao kia dường như không c̣n xuất hiện tại địa hạt phim truyền h́nh nữa mà bắt đầu công phá các tác phẩm điện ảnh cần chiều sâu. Tre già măng mọc, những diễn viên trẻ thời bấy giờ bắt đầu được đài truyền h́nh TVB "lăng xê" thành những tiểu sinh, hoa đán mới. Những bộ phim "reboot" (làm lại) từ tiểu thuyết Kim Dung tiếp tục là công cụ để tạo ra những ngôi sao mới. Trong 6 năm liên tục, tất cả những phim Kim Dung do TVB "reboot" đều có rating (lượt xem đài) rất cao, tạo thành một "thập kỉ Kim Dung" ở đài này.
1. Anh Hùng Xạ Điêu (1994)
Bộ phim kể về hành tŕnh vào sinh ra tử của "trai khờ" Quách Tĩnh và "cô gái lém lỉnh" Hoàng Dung trước nhiều thế lực giang hồ cũng chính là "kẻ tiên phong" cho loạt phim làm lại của TVB. Hai diễn viên trẻ Trương Trí Lâm (Quách Tĩnh) - Chu Ân (Hoàng Dung) ngày ấy đă rất áp lực trước cái bóng quá lớn của Huỳnh Nhật Hoa và Ông Mỹ Linh của bản phim 1983. Nhưng sau khi phát sóng, bộ phim cũng nhận được rất nhiều ủng hộ của các khán giả trẻ. Nhân vật Hoàng Dung xinh tươi lanh lợi qua diễn xuất của Chu Ân cũng được nhiều người dùng làm "mốc" để so sánh với các phiên bản sau này. La Gia Lương cũng có một nhân vật khó quên trong nghiệp diễn với vai Dương Khang.
2. Thần Điêu Đại Hiệp (1995)
Nội dung của Thần Điêu Đại Hiệp tiếp nối Anh Hùng Xạ Điêu, khi nhân vật Dương Quá (con trai Dương Khang) được Quách Tĩnh đưa đến phái Toàn Chân học đạo. Mối t́nh trắc trở của Dương Quá và Tiểu Long Nữ trong cuộc chiến tàn khốc giữa các phe phái giang hồ đă trở thành đại diện cho sự lăng mạn trong các tác phẩm Kim Dung. Bài thơ "Hỏi thế gian t́nh là ǵ" của Lư Mạc Sầu vẫn c̣n phổ biến đến ngày nay.
Sẽ không quá đáng nếu có nhiều khán giả tôn thờ "Thần Điêu năm 95", đây chính xác là cách gọi của rất nhiều khán giả ở Việt Nam. Đến nỗi dù phiên bản năm 2006 của Huỳnh Hiểu Minh và Lưu Diệc Phi được nhiều khán giả trẻ yêu thích, đưa tên tuổi Lưu Diệc Phi lên tầm cao mới th́ "Thần Điêu năm 95" vẫn là một tượng đài không thể găy đổ. Dương Quá cũng là vai diễn ghi dấu mạnh mẽ nhất trong nghiệp diễn của Cổ Thiên Lạc c̣n Lư Nhược Đồng cũng nhờ nhân vật Cô Long mà có danh hiệu "minh tinh cổ trang". Bộ phim c̣n giới thiệu thành công Trương Khả Di qua vai diễn Tŕnh Anh.
3. Tiếu Ngạo Giang Hồ (1996)
Đây là tác phẩm được chuyển thể điện ảnh nhiều nhất của Kim Dung (13 lần) và cũng là tác phẩm thể hiện được cái sự "giang hồ tiêu dao" lăng mạn, phóng khoáng nhất. Nhân vật Lệnh Hồ Xung như một hiện thân cho sự ngay thẳng và tự do của giang hồ. Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh đă cùng nhau vẽ nên một trang thơ đầy chất lữ hành khẳng khái giữa những âm mưu tranh quyền đoạt vị, những tham vọng đến điên cuồng của gă Đông Phương Bất Bại bán nam bán nữ. Nhạc khúc "tiếu ngạo giang hồ" của Lưu Chính Phong và Khúc Trưởng Lăo cũng chính là tinh thần của tác phẩm, khiến cho Tiếu Ngạo Giang Hồ trở thành tác phẩm được yêu thích nhất của Kim Dung.
Trong rất nhiều những cái tên đă xuất hiện trong nhiều phiên bản của Tiếu Ngạo Giang Hồ. Lữ Tụng Hiền được xem như một Lệnh Hồ Xung thành công nhất trên màn ảnh dù Nhậm Doanh Doanh của Lương Bội Linh bị chê nhiều về tạo h́nh.
4. Thiên Long Bát Bộ (1997)
Câu chuyện mang nhiều chiêm nghiệm và hiểu biết về Phật Giáo này của Kim Dung cũng gây ra không ít tranh căi trong các phiên bản. Người hâm mộ vẫn luôn không ngừng bảo vệ các thần tượng của ḿnh mỗi khi gặp phải sự so sánh. Chàng Đoàn Dự của Lâm Chí Dĩnh (bản năm 2003) được nhiều người đánh giá cao bởi khí chất rất giống tác phẩm gốc. Nhưng Đoàn Dự của Trần Hạo Dân trong bản phim 1997 chính là vai diễn quan trọng đầu tiên của ngôi sao này, trước khi anh xưng bá trong ḷng các trẻ em với h́nh tượng Tôn Ngộ Không (Tây Du Kí II - TVB 1998) và Na Tra (Bảng Phong Thần - TVB 2001).
Chàng "Đoàn Dự" thư sinh Trần Hạo Dân
Những tên tuổi khác góp phần tạo nên sự thành công của bản phim 1997 c̣n có Huỳnh Nhật Hoa, Lư Nhược Đồng, Phàn Thiếu Hoàng.
5. Lộc Đỉnh Kí (1998)
Bản phim năm 1984 với sự tham gia diễn xuất của Lưu Đức Hoa (Khang Hy) và Lương Triều Vỹ (Vi Tiểu Bảo) được đánh giá lả phiên bản xuất sắc nhất của Lộc Đỉnh Kí dù kĩ thuật quay dựng thời ấy c̣n khá thô sơ, nhưng diễn xuất của hai ngôi sao là không cần bàn căi. Tuy nhiên, diễn viên thủ vai chàng thái giảm "dỏm" có 7 người vợ thành công nhất lại chính là Trần Tiểu Xuân trong bản phim 1998. Thành công ở đây không phải so về diễn xuất mà là ở tạo h́nh.
Đối với những độc giả từng đọc qua Lộc Đỉnh Kí th́ Trần Tiểu Xuân có tạo h́nh và khí chất hợp nhất với Vi Tiểu Bảo. Sự giảo hoạt và "ma le" của nhân vật này bên cạnh hoàng đế Khang Hy (Mă Tuấn Vỹ) chính là điều làm nên thành công của Lộc Đỉnh Kí mà những phiên bản sau này đều không có được.
6. Tuyết Sơn Phi Hồ (1999)
Đây là bộ phim đầu tiên Xa Thi Mạn được tham gia ở vị trí "đào chánh", và cũng là phiên bản Tuyết Sơn Phi Hồ được đánh giá thành công nhất. Sở dĩ tác phẩm này được chuyển thể ít lần hơn là v́ bản thân nguyên tác đă có nhiều tranh căi v́ cái kết bị bỏ ngơ.
Phim kể về những ân oán của các tộc họ Hồ, Miêu, Phạm Điền trong suốt nhiều đời. Cuối cùng đến đời của Hồ Phỉ, mọi ân oán mới được giải.
Xa Thi Mạn nhận vai chính sau khi đoạt giải Á Hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Hong Kong 1997
Nhan sắc và diễn xuất tự nhiên của Huỳnh Nhật Hoa (Hồ Nhất Đao), Xa Thi Mạn (Miêu Nhược Lan) và Trần Cẩm Hồng (Hồ Phỉ) chính là yếu tố quan trọng gầy dựng nên thành công của bản phim này.
7. Ỷ Thiên Đồ Long Kí (2000)
Trong cách "lăng xê" của TVB có một điều mà ai cũng dễ dàng nhận thấy chính là "sự vồ vập". Khi một diễn viên tạo được dấu ấn trong một vai diễn nào đó th́ sẽ được đẩy liên tục để khán giả "nhớ mặt". Tiêu biểu là Xa Thi Mạn, sau vai diễn Miêu Nhược Lan thành công năm 1999, cô nhanh chóng được xuất hiện trong tác phẩm "reboot" năm sau đó là Ỷ Thiên Đồ Long Kí trong vai cô gái hiểm độc Chu Chỉ Nhược. Cái thành công của Xa Thi Mạn ở vai này không phải sự độc ác tàn nhẫn mà là sự giả tạo quá xuất sắc, khiến nhiều khán giả "ghét lây" luôn Xa Thi Mạn suốt một thời gian dài.
Nhân vật Trương Vô Kỵ trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Kí cũng là vai diễn được gắn với tên của nhiều ngôi sao nhất: Trịnh Thiếu Thu, Lương Triều Vỹ, Ngô Khải Hoa, Mă Cảnh Đào, Tô Hữu Bằng... Trong hầu hết các bản dựng của Ỷ Thiên Đồ Long Kí, nam chính sẽ kiêm cả vai của hai cha con Trương Thúy Sơn, Trương Vô Kỵ. Duy chỉ trong bản năm 2000 của TVB, riêng vai diễn của Trương Vô Kỵ (lúc lớn) đă có đến 2 diễn viên là Đặng Nhất Quân (trước khi luyện thành Cửu Dương Thần Công) và Ngô Khải Hoa (sau khi luyện thành) đảm nhiệm. C̣n vai Trương Thúy Sơn do tài tử Lưu Tùng Nhân thể hiện bên cạnh người đẹp Mễ Tuyết (Hân Tố Tố).
Bản phim năm 2000 cũng chính là bàn đạp để hai gạo cội TVB là Ngô Khải Hoa và Lê Tư trở lại màn ảnh với nhiều vai diễn sau đó. Ngô Khải Hoa bị nhiều khán giả chê rằng hơi già so với Trương Vô Kỵ nhưng bù lại diễn xuất quá chắc, khiến cho nhân vật này bộc lộ được đầy đủ những khía cạnh trong nguyên tác: cương trực nhưng không quyết đoán, dễ bị người khác tác động. Lê Tư được đánh giá là nàng Triệu Mẫn đẹp nhất trên màn ảnh. Đây cũng là bản phim có nhiều diễn viên nổi tiếng của TVB cùng tham gia.
Kết
Vậy là sau gần một thập kỉ, dường như TVB không c̣n mặn mà trong việc "reboot" các tác phẩm Kim Dung nữa. Cho đến tận bây giờ, khi rất nhiều bản Trung, bản Đài lần lượt ra mắt th́ TVB vẫn im ĺm. Người hâm mộ vừa buồn mà cũng vừa vui v́ chất lượng biên kịch của TVB mấy năm gần đây bị chỉ trích thậm tệ. Nhiều biên kịch và diễn viên gạo cội rời đài v́ chính sách đối đăi ở TVB không tốt cũng như nhiều lời mời hấp dẫn bên ngoài. Ai cũng muốn xem phim Kim Dung trong thời đại mới nhưng vẫn lo là phim sẽ dở tệ.
Sau nhiều thành công lẫn phá hoại từ các bản phim Vu Chính, khán giả vẫn đang chờ TVB "ra tay"
Hai năm trở lại đây TVB đang dần lấy lại uy tín bằng những sản phẩm ngày một tốt hơn, cũng như sự trở về của nhiều diễn viên lớn. Hy vọng vào một ngày không xa, lớp khán giả mới sẽ được xem những bản phim Kim Dung mới do TVB thực hiện. Biết đâu lại có cả một thế hệ ngôi sao mới được tạo thành như những ǵ thập niên 90 đă làm được.