Như chúng ta đă biết, nước chiếm ¾ thành phần của Trái đất và như thế là quá nhiều đúng không? Thế nhưng so với những hành tinh khác trong Hệ Mặt trời, Trái đất chỉ giống như sa mạc khô cằn, thiếu sức sống mà thôi. Trái Đất chứa khoảng 1,3 tỷ km3 nước, tuy nhiên, so với các đại dương tồn tại ở các nới khác trong Hệ Mặt trời, hành tinh của chúng ta thực chất chỉ là một... sa mạc.
Lượng nước trên Trái Đất chỉ mới chỉ là "sa mạc" so với những nơi khác trong Hệ Mặt trời.
1. Mặt trăng của sao Mộc được gọi là Europa, tương đương với kích thước của Mặt trăng của chúng ta, rất có thể đang ẩn giấu một đại dương bên dưới bề mặt với lượng nước nhiều gấp đôi trên Trái Đất.
2. Tuy nhiên, so với người hàng xóm Ganymede của nó th́ Europa khá lu mờ; Ganymede có lượng nước nhiều gấp 30 lần so với hành tinh của chúng ta.
3. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng Dione - một mặt trăng nhỏ của sao Thổ - có thể cũng có một đại dương bên dưới bề mặt.
4. Các mô h́nh và đồ họa dưới đây sử dụng dữ liệu của Steve Vance (nhà nghiên cứu khoa học về các hành tinh tại pḥng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA) để hiển thị lượng nước đang tồn tại (cả chất lỏng và nước đá) trong Thái dương hệ:
So sánh lượng nước giữa các hành tinh trong hệ mặt trời mới thấy Nước trên Trái Đất của chúng ta chỉ là một phần rất nhỏ so với các khối cầu khác.
Theo thứ tự lượng nước mà những nơi này đang có, từ ít nhất đến nhiều nhất, đó là: Enceladus, Dione, Trái đất, Europa, Pluto, Triton, Callisto, Titan, và Ganymede.