Nhiều hăng nước mắm công nghiệp đă bị người dân tẩy chay v́ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thông tin về nước mắm truyền thống cũng chứa thạch tín vượt ngưỡng đang làm người dân hoang mang. Bộ Y tế đă lên tiếng về sự việc này. Dù là nước mắm công nghiệp hay truyền thống vẫn phải công khai nhăn mác đầy đủ, các hàm lượng trên từng sản phẩm.
Kết quả khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố cho thấy, có khoảng 67% mẫu nước mắm trên toàn quốc không đạt chỉ tiêu thạch tín (asen) theo quy định.
Trước thông tin này, phóng viên đă có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế - đơn vị đề xuất xây dựng quy chuẩn chất lượng nước mắm.
Thưa ông, quan điểm của ông như thế nào trước kết quả khảo sát nước mắm của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam vừa công bố?
Việc hội người tiêu dùng đưa ra các số liệu khảo sát liên quan đến thực trạng sản xuất và tiêu thụ nước mắm tại Việt Nam là kết quả đáng phải suy nghĩ.
Tuy nhiên, đối với một sản phẩm nước mắm hay nước chấm muốn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng phải đảm bảo giới hạn cho phép của quy chuẩn mà Bộ Y tế ban hành. Cụ thể: Quy chuẩn về kim loại nặng và quy chuẩn về vi sinh. Nếu vượt mức cho phép th́ vi phạm, không đảm bảo an toàn.
Khi sản xuất nước mắm hay nước chấm với phương pháp công nghiệp hay truyền thống phải công khai nhăn mác đầy đủ, các hàm lượng trên sản phẩm.
Việc hội người tiêu dùng khảo sát chứ không phải thanh tra kiểm tra để công khai các doanh nghiệp tiêu thụ nước mắm. Nếu định hướng dư luận xă hội th́ phải công khai đối tượng nghiên cứu (bao gồm các doanh nghiệp nào, nghiên cứu theo phương pháp nào) để đảm bảo minh bạch, khoa học và thực tiễn.
Ông Trương Quang Hiến, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phan Thiết cho rằng, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đưa ra kết quả khảo sát nước mắm như vậy là không có trách nhiệm và cần có nghiên cứu và đưa quy chuẩn cho đúng thực tế và công bằng? Ông nghĩ sao?
Nếu là cuộc thanh kiểm tra, sẽ phải công khai tên doanh nghiệp, nhưng đây là cuộc khảo sát nên không thể nghiêng về bất kỳ về doanh nghiệp nào.
Tôi thấy khảo sát này cũng là cảnh báo về mặt xă hội, có 2 tác dụng: Thứ nhất Hội Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khiến các doanh nghiệp sản xuất nước mắm tự nh́n nhận về sản phẩm có đảm bảo các tiêu chuẩn công bố hay không? Có vi phạm các quy định về kim loại nặng, vi sinh hay không?; Thứ hai, giúp người tiêu dùng khi mua sản phẩm sẽ t́m hiểu và đ̣i hỏi sản phẩm cụ thể về việc công khai các hàm lượng trên sản phẩm .
Vậy khảo sát này có gây ra cuộc chiến giữa nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống không, thưa ông?
Tôi nghĩ không có cuộc chiến giữa nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống v́ pháp luật không cấm sản xuất theo truyền thống hay công nghiệp. Pháp luật chỉ cần cạnh tranh lành mạnh và các sản phẩm khi công bố phải công khai, minh bạch tới người tiêu dùng.
Đối với nước mắm truyền thống, làm bằng phương pháp thủ công lâu nay vẫn có tiếng vang lớn trong nước và quốc tế tức là họ đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, để kết luận chính xác nhất phải có kiểm tra, kiểm nghiệm.
Như vậy, để sản xuất nước mắm truyền thống hay công nghiệp vẫn cần nguyên liệu từ cá. Với các nước mắm này, cá có độ đạm càng lớn, bảo đảm chất lượng tốt hơn (theo quan niệm từ trước đến nay). Tuy vậy, sản xuất vẫn phải đảm bảo quy định.
Vậy, đến khi nào Bộ Y tế có quy chuẩn về chất lượng nước mắm?
Chưa có mốc thời gian cụ thể v́ sắp tới chúng tôi mới đề xuất nghiên cứu thêm những quy chuẩn liên quan đến nước mắm tại Việt Nam. Khi đó, người tiêu dùng sẽ có sản phẩm đảm bảo. Các sản phẩm truyền thống hay sản phẩm nước mắm công nghiệp sẽ khẳng định được giá trị thật.
Xin cảm ơn ông!
Kết quả thanh tra nước mắm sẽ có trước ngày 22/10
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, trước 22/10 sẽ có kết quả thanh tra chất lượng nước mắm.
Theo lănh đạo Cục An toàn thực phẩm, đoàn thanh tra liên ngành gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đă kiểm tra thị trường nước mắm tại Hà Nội, TP.HCM, sắp tới sẽ mở rộng tới một số địa phương khác có truyền thống sản xuất nước mắm như Phú Quốc (Kiên Giang)...
Mục đích đợt kiểm tra này để rà soát lại hồ sơ công bố đối với các sản phẩm nước mắm, quy tŕnh sản xuất, giấy phép lưu hành, lấy mẫu xét nghiệm các loại nước mắm trên thị trường.
Ông Phong khẳng định ở Việt Nam không có khái niệm nước mắm công nghiệp hay thủ công. Tuy nhiên, nước mắm phải đảm bảo các yêu cầu về hàm lượng đạm, axit amin, đúng với hồ sơ công bố.
"Kết quả thanh tra sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 22/10", ông Phong nói.
Ông Đặng Văn Chính, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết, Bộ đă giao thanh tra các địa phương rà soát và lấy mẫu nước mắm làm cơ sở cho việc thanh tra toàn diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như mặt hàng nước mắm trên toàn quốc vào năm 2017. Đây là đợt thanh tra lớn nhất từ trước đến nay đối với sản phẩm nước mắm sau những lo ngại của dư luận đối với chất lượng của mặt hàng này.