Củ cải là một loại rau khá dễ ăn, khá dễ kết hợp với nhiều món ăn. Tuy nhiên, kết hợp sai lầm có thể khiến cả gia đình bạn nguy hiểm. Để ngăn chặn điều đó, hãy đọc kĩ bài viết sau đây để sống khỏe hơn.
Theo Đông Y củ cải tươi có tính mát, vị ngọt hơi cay nồng, tính không độc ( có tài liệu ghi lạnh), dẫn khí đi lên. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình (có tài liệu ghi ôn) dẫn khí đi xuống. Quy kinh phế và dị thường dùng để trị ho, hen suyễn, bụng trướng, sạn thận, lỵ, nhức đầu, ợ chua, thổ huyết, chóng mặt, tiểu đục, trúng phong.
Theo Y học hiện đại, củ cải có tác dụng khai vị, giúp ăn ngon miệng, chống hoại huyết ( chảy máu chân răng do thiếu vitamin C ), chống còi xương, sát khuẩn nói chung, kể cả trùng roi âm đạo, làm long đàm giảm ho, giảm mỡ, giảm đường huyết, giảm huyết áp. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi kết hợp chúng với một số loại thực phẩm dưới đây:
Cà rốt kỵ củ cải
Cà rốt và củ cải kỵ nhau.
Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì trước đây có rất nhiều món ăn ngon miệng có sự góp mặt củ cải trắng với cà rốt, tuy nhiên, sau khi đọc được bài viết này, ngay lập tức, hãy dừng lại cách kết hợp không khoa học này lại nhé.
Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này, do đó, khi sử dụng chúng với nhau, chẳng khác nào bạn đang tiêu hủy lượng vitamin C đưa vào trong cơ thể.
Không ăn củ cải khi đang uống thuốc
Khi đang điều trị bệnh hoặc khi đang uống thuốc, bạn không nên ăn củ cải trắng.
Nguyên nhân vì công dụng của thuốc sẽ bị giảm phần “công lực” khi bạn ăn củ cải. Do đó, hãy loại bỏ củ cải trắng trong thực đơn nếu bạn đang điều trị bệnh.
Không ăn củ cải trắng với mộc nhĩ
Bạn không nên ăn củ cải trắng với mộc nhĩ.
Cho dù có cần kíp khi kết hợp củ cải trắng với món ăn, bạn cũng không nên ăn chúng với mộc nhĩ vì có thể sẽ phải đối mặt với phải tình trạng viêm da.
Theo đó, những enzym trong củ cải sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong mộc nhĩ, khiến làn da bạn có thể gặp rắc rối.