Tiểu đường là căn bệnh mà rất nhiều người đang phải sống chung với nó. Đi kèm theo đó là chế độ ăn, tập luyện rất nghiêm ngặt. Nhưng biến chứng của tiểu đường là rất nguy hiểm khi trong người bạn có "máu xấu" th́ mọi cơ quan khác đều bị ảnh hưởng.
Đó là lư do tại sao bệnh tiểu đường loại 2 cần phải được chăm sóc tốt và duy tŕ kiểm soát lượng đường huyết.
Để tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường loại 2, bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo dưới đây, theo hướng dẫn của tiến sĩ Gerald Bernstein, giám đốc chương tŕnh quản lư bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Mount Sinai Beth Israel ở thành phố New York (Mỹ) trên everydayhealth.
Nhầm lẫn, chóng mặt, và run rẩy. Những triệu chứng này thường là dấu hiệu của hạ đường huyết. Khi có lượng đường huyết quá thấp, cần phải được chăm sóc y tế ngay. Nếu cảm thấy bất cứ triệu chứng nào của hạ đường huyết, phải kiểm tra lượng đường huyết ngay.
Nếu chỉ số đường huyết ít hơn 70, cần ăn 15 gram carbohydrate tương đương 3 viên đường, uống 100 ml nước cam, hoặc 2 muỗng canh nho khô. Chờ 15 phút, sau đó kiểm tra lượng đường huyết một lần nữa. Nếu không tăng lên trên 70, cần ăn nhiều hơn 15 gram carbohydrate, rồi chờ 15 phút, kiểm tra lại lượng đường huyết. Nếu bạn tiếp tục gặp các triệu chứng trên, cần đến bệnh viện sớm.
Đi tiểu nhiều và khát. Khát nước và đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường huyết cao. Theo thời gian, lượng đường huyết cao (tăng đường huyết) có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả tổn thương thận, bệnh tim, và tổn thương thần kinh. Có thể ngăn ngừa và điều trị đường huyết cao bằng cách tập thể dục, và dùng thuốc theo toa bác sĩ. Nếu tiếp tục có đường huyết cao, cần tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ.
Thị lực kém và áp lực ở mắt. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về mắt, trong đó có bệnh vơng mạc đái tháo đường, bệnh tăng nhăn áp, đục thủy tinh thể. Nếu không chữa trị, có thể dẫn đến mất thị lực và mù ḷa. Điều quan trọng là phải kiểm tra mắt thường xuyên.
Vết thương không lành. Bệnh tiểu đường làm giảm lưu lượng máu, và bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến lưu thông máu kém. Điều này có thể khiến vết thương lâu lành v́ máu nuôi dưỡng các tế bào máu kém. Vết thương có thể biến thành viêm loét và loét có thể bị nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng nặng có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Cần thường xuyên kiểm tra cơ thể, đặc biệt là đôi chân khi bị vết cắt hoặc vết bầm tím.
Mất cảm giác ở bàn chân. Bệnh thần kinh, hoặc thiệt hại thần kinh do máu lưu thông kém, đặc biệt là ở chân tay, là một biến chứng bệnh tiểu đường có thể ngăn cản bạn cảm giác nóng hoặc lạnh hoặc một vết cắt trên chân.
Sưng tay, mặt, chân và mắt cá chân. Sưng có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn không hoạt động đúng. Các triệu chứng khác liên quan đến thận có thể bao gồm đau bụng, suy nhược, khó ngủ, và khó tập trung, theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ. Thận hoạt động kém có thể đe dọa tính mạng do không lọc được chất thải từ máu khi cần. Giữ huyết áp và lượng đường huyết để tránh làm hỏng thận.
Đau ngực, hàm, hoặc cánh tay. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, theo tiến sĩ Linda Siminerio, giám đốc tại Viện Đái tháo đường thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ).