Bạn đừng tưởng cứ rửa là sạch đâu nha. Nhiều bà nội trợ khi mua thực phẩm về là cứ rửa lấy rửa để trước khi chế biến mà không biết rằng đang làm một việc hết sức tai hại. Sau đây là 5 thực phẩm bạn cần phải biết làm thế nào cho sạch chứ không phải là rửa nhiều nha.
1. Thịt lợn
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày nhưng đây cũng loại thực phẩm dễ chứa cả ổ vi khuẩn nhất. Từ khi mổ cho đến khi bày bán, do phải di chuyển tới rất nhiều địa điểm và được bày ngoài trời không có dụng cụ che đậy nên có rất nhiều vi khuẩn đă xâm nhập vào miếng thịt.
Nhiều bà nội trợ mua thịt lợn về và có thói quen rửa nước sạch trước khi chế biến. Phương pháp này nh́n qua có vẻ an toàn nhưng thực chất chỉ rửa trôi được một số bụi bẩn có thể trông thấy chứ không hề có tác dụng loại bỏ vi khuẩn với loại thực phẩm này.
Nguyên nhân là do bên ngoài của thịt lợn có rất nhiều dầu mỡ, khi tiếp xúc với nước rửa, lớp dầu mang theo bụi bẩn, vi khuẩn này một lúc sau sẽ ngưng kết lại hoặc đóng váng trên mặt nước. Do đó, các vi khuẩn sẽ tiếp tục “đeo bám” lên miếng thịt, thậm chí c̣n làm bẩn bồn rửa hoặc dụng cụ rửa.
Cách rửa sạch thịt an toàn: Sau khi vo gạo, giữ lại nước vo, đem thịt ngâm trong nước 5 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.
2. Các loại cá
Cá có mùi tanh đặc trưng và rất khó loại bỏ. Cách rửa cá bằng nước chỉ thuần giúp loại bỏ lớp máu và phần nội tạng c̣n sót lại nhưng không thể khử được mùi tanh đó. Hơn nữa, dù cá được mổ tại nhà hay mổ sẵn ngoài chợ th́ vẫn dễ dàng bị lây nhiễm rất nhiều vi khuẩn từ môi trường xung quanh.
Cách làm sạch cá đúng và an toàn: Pha hai th́a dấm vào một chậu nước sạch sau đó thả cá đă rửa sạch máu vào ngâm 5-10 phút là có thể giảm hầu hết mùi tanh của cá. Bên cạnh đó, ta có thể dùng nước gạo rửa cá cũng có được hiệu quả tương tự.
3. Các loại nội tạng của lợn (tim, gan, ḷng…)
Những món ăn được chế biến từ nội tạng lợn như tim, gan, ḷng,… đều là món “khoái khẩu” và được cho là rất bổ dưỡng trên bàn ăn của người Việt.
Tuy nhiên, những bộ phận đó cũng chính là nơi chứa nhiều vi khuẩn của con lợn và việc vệ sinh sạch sẽ chúng không hề đơn giản như bạn vẫn nghĩ. Nếu rửa không đúng cách, thậm chí bạn c̣n vô t́nh khiến vi khuẩn lây nhiễm nhiều hơn vào chúng dù sau đó có chế biến kỹ tới đâu.
Làm sạch nội tạng đúng cách: Rửa qua với nước sạch để loại bỏ bớt bụi bẩn bám bên ngoài nội tạng. Đun một nồi nước sôi rồi thả nội tạng vào chần qua, để ráo nước. Sau đó, rắc một chút bột ḿ và chà sát nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng nước sạch. Cách vệ sinh này sẽ khử bỏ được hầu hết vi khuẩn và mầm bệnh mà vẫn giữ được mùi vị thơm ngon của món ăn.
4. Các loại nấm
Nhiều người sẽ nghĩ nấm khá “sạch” và rửa nấm đơn giản là dùng nước rửa sạch bụi bẩn bên ngoài là xong. Nhưng thực tế, nếu chỉ dùng nước rửa qua loa, nấm sẽ càng thêm bẩn.
Hơn nữa, hầu hết các loại nấm ngày nay đều được nuôi trồng, thân khá xốp và ở dạng sợi nên nếu rửa quá kỹ sẽ làm nước đọng lại, khiến cho nấm bị úng nước, vi khuẩn dễ xâm nhập vào và c̣n làm mất đi mùi vị thơm ngon của nấm.
Cách rửa nấm an toàn: Ngâm nấm trong nước ấm khoảng 1 tiếng, sau đó dùng tay khuấy đều nước khoảng 10 phút rồi vớt nấm ra để ráo nước là có thể chế biến.
Ngâm nấm trong nước ấm là bởi mặt trong của hầu hết các loại nấm đều có một lớp giống như mang cá, ngâm nước ấm giúp lớp mang này mở rộng và đẩy bụi bẩn ra bên ngoài.
5. Các loại hải sản có vỏ
Hải sản là thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng nên được các chị em nội trợ rất yêu thích. Tuy nhiên, hải sản cũng rất khó để vệ sinh triệt để, đặc biệt là những loại động vật có vỏ như cua, ṣ, ốc, hến…
Nhiều người thường mua loại thực phẩm này về và vệ sinh bằng cách rửa qua sau đó luộc trong nước sôi một lúc lâu. Nhưng đây là cách làm hoàn toàn sai lầm, bởi các loại động vật có vỏ này thường bám rất nhiều chất bẩn ở bên trong. Luộc nước sôi không chỉ không loại bỏ được các chất bẩn này mà c̣n khiến chúng bám chặt vào phần thịt hải sản.
Cách làm sạch hải sản đúng:
– Đối với cua, trước tiên ta dùng nước muối rửa vỏ ngoài, sau đó đem chúng ngâm vào nước muối loăng. Khi bị ngâm như vậy, cua sẽ tự động “nhả” ra các chất bẩn trong dạ dày. Sau đó, ta tiếp tục đổi nước nhiều lần cho tới khi nước không c̣n đục.
– Với ṣ, ốc, hến… ta có thể ngâm chúng trong nước khoảng 2-3 tiếng đồng hồ, thả vào nước một vật bằng kim loại như dao, th́a sắt… chúng sẽ tự đổng nhả bùn, cát và các chất bẩn ra. Sau đó, rửa sạch nhiều lần bằng nước cho đến khi nước trong.
Therealtz © VietBF