Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh tiểu đường tăng đột biến. Nó trở thành một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Tiểu đường ảnh hưởng tới quá tŕnh trao đổi chất của con người và đă có nhiều biến thể xấu sau đó.
Nói cách khác, những người có lượng đường huyết cao sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật khác. Do đó, kiểm soát lượng đường huyết là rất quan trọng.
Bác sĩ khuyến cáo rằng bạn nên thay đổi lối sống và ăn uống khoa học hơn để bảo vệ sức khỏe.
Theo phó giáo sư Đỗ Trung Quân, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội), người bệnh nên hoạt động thể lực ở mức trung b́nh (đạt 50-75% nhịp tim tối đa) ít nhất 150 phút một tuần, thực hiện ít nhất 3 ngày mỗi tuần; không nghỉ tập quá 2 ngày; gia tăng dần cường độ và thời gian tập luyện.
Đi bộ là loại h́nh phổ biến và dễ thực hiện nhất, người bệnh cần đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, không nghỉ quá 2 ngày. Đối với bệnh nhân lớn tuổi, có thể chia ra đi bộ quăng ngắn (như 10-15 phút, 3 lần một ngày).
Về chế độ ăn, người bệnh lưu ư chia thành nhiều bữa, cụ thể: 3 bữa chính, có thể ăn thêm một hay 2 hay 3 bữa phụ (mỗi bữa phụ hàm lượng đường không vượt quá 15 g) tùy từng người bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị vì phải căn cứ vào loại thuốc đang uống/tiêm và chế độ tập luyện hàng ngày. Cố định giờ ăn, không bao giờ được bỏ bữa; ổn định lượng thực phẩm ăn vào, có điều chỉnh linh động theo hoạt động thể lực theo bác sĩ chỉ định.
Theo bác sĩ Nguyễn Công Tùng, khoa tiêu hóa, BV Đa khoa trung ương Thái Nguyên. Dưới đây là một số loại thảo dược và gia vị bạn nên kết hợp vào chế độ hang ngày để điều tiết đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường.
Đậu
Đậu chứa nhiều chất xơ và protein khiến bạn cảm thấy no lâu.
Một nghiên cứu tại Canada cho thấy những người bổ sung thêm một hoặc nhiều cốc sữa đậu vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm huyết áp.
Đậu không phải là thực phẩm đắt đỏ và vô cùng linh hoạt trong chế biến. Trộn các loại bột đậu đỏ, đen, xanh…sẽ có một cốc sữa đầy dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe lại rẻ tiền. Bạn cũng có thể nấu chè, cho vào món cháo… Wow!
Bông cải xanh
Bông cải xanh và các loại thực phẩm họ cải khác như cải xoăn, súp lơ và cải bruxen…đều chứa một hợp chất gọi là sulforaphane.
Hợp chất chống viêm này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ các mạch máu dễ bị tổn thương do bệnh tiểu đường gây nên.
Bông cải xanh không chỉ chứa ít calo và carbohydates, mà c̣n chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C và sắt.
Dầu ôliu
Một số nghiên cứu đă chỉ ra rằng một chế độ ăn chất béo tốt cho tim mạch (MUFA) giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách giảm sự đề kháng insulin, giúp các tế bào đáp ứng tốt hơn với insulin của cơ thể.
Ngoài ra dầu ô liu c̣n chứa nhiều vitamin A, E cho phép cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Cá hồi
Không chỉ giàu protein, cá hồi c̣n chứa nhiều axit béo omega-3, có thể giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol.
Các loại cá béo có chứa axit béo omega-3 như cá ngừ, cá thu và cá ṃi, cũng có tác dụng bảo vệ đặc biệt quan trọng đối với những người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ tim mạch cao.
Rau cải bó xôi (bina)
Rau bina là một trong những nguồn cung cấp magiê cao – một vi chất giúp cơ thể bạn sử dụng insulin để hấp thụ các chất đường trong máu và quản lư đường huyết hiệu quả hơn.
Loại rau này cũng giàu vitamin K, folate và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Quế
Gia vị thơm tho này đă được chứng minh là làm giảm cholesterol và giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn.
Chỉ cần 1/4 muỗng cà phê quế mỗi ngày giúp cải thiện lượng đường trong máu và cholesterol trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác dụng tương tự.
Thêm bột quế vào sinh tố, sữa chua, bột yến mạch hoặc thậm chí cà phê, vừa thêm hương vị cho món ăn của bạn mà không cần thêm đường hoặc muối.
Hạt quả khô
Quả óc chó đặc biệt đă được chứng minh có tác dụng chống lại bệnh tim mạch và có thể cải thiện mức độ đường trong máu nhờ óc chó có lượng chất béo không băo ḥa đa cao.
Những chất béo lành mạnh này giúp ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim. Hạnh nhân và quả hồ đào cũng chứa các chất béo có lợi.
Hạt quả khô có lượng carbohydrate, chất đạm và chất béo thấp, tốt để ổn định lượng đường trong máu.
Bột yến mạch
Các loại ngũ cốc như yến mạch, tốt cho đường trong máu nhờ rất nhiều chất xơ giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Yến mạch có chứa chất xơ dưới dạng beta-glucans, (đó là những sợi ḥa tan và nở ra trong chất lỏng), giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách làm chậm sự phân hủy và hấp thu carbohydrate từ các loại thực phẩm khác bạn ăn.
Các nghiên cứu cũng cho thấy yến mạch có thể giúp cải thiện huyết áp, cholesterol và nồng độ insulin lúc đói.
Chế phẩm sữa
Ngoài việc cung cấp canxi và vitamin D cho xương chắc khỏe, thực phẩm từ sữa c̣n cung cấp protein để ngăn cơn đói.
Sữa, pho mát và sữa chua giúp ổn định lượng đường trong máu và ăn nhiều các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu mới cho thấy bạn không nhất thiết chỉ uống sữa tách bơ bởi theo một phân tích lớn từ các nhà nghiên cứu đại học Harvard và đại học Tufts chỉ ra rằng uống sữa - kể cả sữa không tách bơ - có liên quan với giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân có thể là nhờ ăn lượng chất béo cao giúp bạn cảm thấy no, v́ vậy bạn sẽ ít muốn ăn các thực phẩm có đường và lượng calo cao.
VietBF © sưu tầm