Bộ phim Hồng Lâu Mộng cũng được đánh giá ngang ngửa Tây Du Ký, Thủy Hử và Tam Quốc. Bộ phim kỷ niệm 30 năm phát sóng đã bật mí nhiều điều thú vị. Kinh phí eo hẹp dẫn đến nhân lực thiếu thốn và phải kiêm nhiều nhiệm vụ trong khi cát-xê có thể coi là "chết đói".
Bộ phim Hồng Lâu Mộng đã trở thành một trong tứ đại danh tác truyền hình kinh điển bên cạnh Tây Du Ký, Thủy Hử và Tam Quốc. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm bộ phim lần đầu được phát sóng, tuyến bài Hậu trường ít người biết về Hồng Lâu Mộng sẽ mang đến cho khán giả những bí mật đầy thú vị.
Khốn khổ vì kinh phí và cát-xê bèo
Vì kinh phí eo hẹp vì vậy trong thời gian một tháng, nếu diễn viên chưa đến phần phim của mình sẽ được đoàn phim chủ động mua vé tàu cho về nhà giúp tiết kiệm được phí ăn ở cho một đoàn phim khổng lồ lúc bấy giờ.
Bộ ba Bảo - Ngọc - Thoa có cát-xê cao nhất đoàn Hồng Lâu Mộng.
Được biết, thời gian đó thù lao của đoàn phim Hồng Lâu Mộng gồm “Top 4” là đạo diễn cùng nhà sản xuất và cặp diễn viên chính Bảo – Ngọc – Thoa mỗi người nhận được 70 NDT/tập phim (khoảng 231.000 đồng theo tỉ giá hiện tại).
Mức bình quân thuộc về các diễn viên khác và được trả theo thời lượng phim họ tham gia với mức từ 50 NDT (165.000 đồng), 40 NDT (132.000 đồng) và 30 NDT (gần 100.000 đồng).
Những diễn viên phụ sẽ được nhận mức cát-xê thấp hơn và theo thời lượng xuất hiện.
Trong khi những vai a hoàn chỉ nói một đôi câu sẽ nhận thù lao 20 NDT (66.000 đồng) mỗi tập mà thôi. Ngoài ra, hàng ngày mỗi người được nhận 1,2 NDT (khoảng 4.000 đồng) tiền trợ cấp ăn và 10 NDT (33.000 đồng) trợ cấp ở cho một tháng.
Khoản tiền này những năm 1983 ở Bắc Kinh không phải quá bèo bởi lương một viên chức phổ thông lúc bấy giờ cũng chỉ khoảng 40 NDT/tháng (132.000 đồng).
Ăn uống và điều kiện sinh hoạt vô cùng thiếu thốn
Có diễn viên ngày chỉ ăn một chiếc bánh rán giá 700 đồng.
Dù vậy những diễn viên phụ luôn phải tiết kiệm từng đồng, mỗi bữa họ chỉ ăn một chiếc bánh rán giá 2 xu (700 đồng) và 8 NDT/tháng (26.000 đồng) cho một chỗ nằm trên giường ngủ tập thể, mỗi giường nằm chung 4 người, dùng nhà vệ sinh tập thể, chật chội không có chỗ để hành lý.
Trong khi mỗi người vào đoàn đều mang một chiếc xô nhựa lớn để mỗi sớm tối mang ra nhà bể nước tắm gội, vệ sinh. Đồ tẩy trang cũng là những món rẻ tiền nhất, bông tẩy trang là loại giấy vệ sinh thô giáp đến nỗi lau xong một lượt mặt cũng đỏ ửng cả lên.
Tuy vậy so với bình quân thu nhập thời bấy giờ thù lao của diễn viên cũng không quá thấp.
Sau khi phim hoàn thành, nhà sản xuất tính toán kinh phí và nhận thấy thù lao của diễn viên nhân lên chưa bằng 25% tổng mức đầu tư của phim. Dù vậy may mắn là các diễn viên đều là người mới vào nghề, nếu là các ngôi sao chắc chắn không bao giờ chấp nhận thù lao bèo bọt như vậy.
Vừa làm diễn viên vừa làm hậu cần
Thế nhưng thời gian đó không một diễn viên nào cảm thấy bất mãn với thù lao nhận được. Trái lại có người nhận được khoản tiền rất nhỏ nhưng phải đảm nhận 2 – 3 công việc khác nhau.
Vương Quý Nga vừa làm công tác tuyển diễn viên, thủ vai Vưu Thị và nhận phát thư tin của đoàn.
Trường hợp Vương Quý Nga vừa là người nhận – gửi thư tín, văn kiện, vừa phải đi khắp nước tuyển chọn diễn viên và kiêm luôn vai Vưu Thị trong phim.
Tương tự Tôn Thái Hồng vừa thủ vai Chu Thụy Gia vừa phụ trách liên lạc địa điểm học cũng như chỗ ăn ở cho các diễn viên trong đoàn.
"Chu Thụy Gia" Tôn Thái Hồng trên phim và ngoài đời hiện tại.
Tôn cũng tỏ ra là "người đàn bà thép" khi trong kỳ 2 của khóa học được bà rời đến Hương Sơn ngoại ô Bắc Kinh khiến các cô cậu diễn viên muốn đi chơi cũng đành chịu vì quá xa, ngày ngày ngoan ngoãn lên lớp nghe giảng, tập dượt kịch bản.
Giả Vân ngày hội ngộ đoàn phim 30 năm.
Trong khi “Giả Vân” Ngô Hiểu Đông vừa đảm nhận vai trò thư ký trường quay, mỗi tối cô phải chuẩn bị các cảnh quay của ngày hôm sau.
Sáng sớm thì tất bật xem các tiểu thư lẫn a hoàn đã mặc đầy đủ y phục, đội mũ mão, cài trâm đúng cách chưa...
Còn như “Liễu Tương Liên” Hầu Trường Vinh vốn là nhân viên đạo cụ bán chuyên của đoàn, những rặn san hô đỏ trong phòng Vương Hy Phượng hay quạt phỉ thúy đều qua bàn tay tài hoa của ông.
Kinh phí quá eo hẹp dù tiết kiệm hết "công suất" nhưng đoàn phim Hồng Lâu Mộng vẫn phải "ăn xin" bằng cách xin tài trợ từ các ban ngành nhà nước cho đến tư nhân. Kỳ tiếp theo sẽ mang đến cho độc giả về quá trình "ăn xin" của đoàn phim. Mời độc giả đón xem vào sáng mai, Chủ Nhật ngày 2/7 tại mục Giải trí Phim!