Cơ thể con người là một cỗ máy vô cùng phức tạp. Vấn đề ăn uống cần phải được quan tâm rất nhiều. Nếu vừa ăn xong lại uống nước ngay sẽ khiến bộ phận tiêu hóa gặp vấn đề.
Uống nước ngay sau khi ăn dường như là thói quen vô cùng phổ biến thậm chí có lẽ ai cũng từng mắc phải. Thế nhưng, thói quen tưởng đơn giản này lại rất gây hại cho sức khỏe. Cùng t́m hiểu xem thói quen này mang lại ảnh hưởng ǵ để từ bỏ ngay hôm nay bạn nhé.
Đầy hơi, ợ nóng
Khi bạn ăn thực phẩm vào, dạ dày sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn uống nước ngay sau khi ăn sẽ khiến lượng axit bị pha loăng và thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn nên dễ dẫn đến đầy hơi, ợ nóng. Hơn nữa, sau khi ăn no mà bạn uống quá nhiều nước sẽ làm dạ dày căng đầy tạo cảm giác rất nặng nề, tức bụng, mệt mỏi và khó chịu.
Táo bón và các vấn đề về ruột
Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ khiến 1 phần thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Lượng thức ăn chưa được tiêu hóa này khi đi vào ruột già không những cơ thể không hấp thụ được mà c̣n ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ruột. Từ đó sẽ dẫn đến t́nh trạng táo bón, ứ khí, hay x́ hơi... về lâu dài có thể gây ra thêm nhiều vấn đề khác cho sức khỏe.
Dạ dày dư thừa axit
Nếu bạn uống nước ngay sau khi ăn, lượng axit dạ dày tiết ra bị pha loăng nên hiệu quả tiêu hóa thức ăn không c̣n cao. Thức ăn chậm tiêu hóa và lưu lại lâu trong dạ dày khiến dạ dày tiếp tục tiết thêm nhiều axit nữa để tiêu hóa hết thức ăn. Kết quả cuối cùng là dạ dày dư thừa axit. Một khi axit bị dư thừa thường xuyên, niêm mạc dạ dày sẽ bị bào ṃn dẫn đến viêm loét và gây ra bệnh đau dạ dày.
Vậy uống nước lúc nào mới tốt cho sức khỏe?
- Do đó, muốn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh th́ bạn nên tránh uống quá nhiều nước vào trước, trong hoặc ngay sau bữa ăn.
- Thời điểm lư tưởng nhất để uống nước là 30 phút trước và sau khi ăn. Thói quen này sẽ giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, nếu khát, bạn chỉ nên uống 1 ngụm nước nhỏ trong bữa ăn, điều này sẽ giúp bôi trơn đường tiêu hóa và làm mềm thức ăn nên thức ăn sẽ được tiêu hóa dễ dàng.