Tiểu đường là một căn bệnh mà hiện nay đang tăng đáng kể trên thế giới. Nó là một kẻ giết người âm thầm. Bới vậy phát hiện càng sớm càng tốt bởi bạn có thể ngăn ngừa biến chững của nó.
Thường xuyên khát nước, sụt cân… là những dấu hiệu tưởng chừng rất b́nh thường, nhưng lại là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường không thể bỏ qua.
Tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến, bệnh rất khó điều trị và người bệnh không có cách nào khác là thường phải "sống chung với lũ". Tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và khống chế kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến khi mắc bệnh tiểu đường.
Thường xuyên khát nước
Khát nước là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường - Ảnh: Internet
Cơ thể thiếu nước sẽ tạo cho chúng ta cảm giác khát. Tuy nhiên, khát quá mức là điều không hề b́nh thường và đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Theo các chuyên gia, tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng cao. Lúc này, cơ thể sẽ lấy nước từ trong tế bào pha loăng với đường khiến các tế bào của cơ thể bị thiếu nước, kích thích tế bào năo tạo cảm giác khát nước.
Do đó, bệnh nhân thường có cảm giác khát và thường uống rất nhiều nước.
Cảm giác đói
Hàm lượng insulin và glucose suy giảm làm tăng cảm giác đói của bệnh nhân tiểu đường - Ảnh: Internet
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có lượng insulin và glucose suy giảm. Người bệnh tiểu đường có lượng đường trong cơ thể tăng cao, cơ thể tiết ra nhiều insulin để chuyển hóa đường. Nhưng lượng Insulin càng nhiều th́ cảm giác đói càng tăng cao.
Tiểu nhiều
Bệnh nhân tiểu đường thường uống khá nhiều nước mỗi ngày. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao và cần được đào thải ra bằng đường tiểu. Do đó, bệnh nhân tiểu đường sẽ thường xuyên đi tiểu, đặc biệt thường có hiện tượng kiến bu quanh bồn cầu.
Vết thương chậm lành
Lượng đường tăng cao, hệ miễn dịch suy yếu khiến vết thương lâu lành và tăng khả năng nhiễm trùng - Ảnh: Internet
Đây được xem là dấu hiệu điển h́nh của bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân của t́nh trạng này là do lượng đường trong máu tăng cao, cản trở hoạt động của các tế bào bạch cầu trong máu, khiến các vết thương hở lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Đặc biệt, những người bị tiểu đường rất dễ bị virus nấm tấn công và gây nhiễm trùng da. T́nh trạng này là do lượng đường trong máu quá cao khiến hệ miễn dịch bị ức chế làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Giảm cân
Bệnh nhân tiểu đường thường không thể sử dụng lượng đường có trong thức ăn và được đào thải qua đường tiểu. Do đó, cơ thể sẽ phải sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân vẫn giảm cân dù ăn rất nhiều.