Các bà mẹ thường nuôi con trong môi trường sạch sẽ, thậm chí vô trùng với mong muốn con ḿnh sẽ không bị bệnh tật tấn công. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa cho thấy rằng lối sống quá sạch sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc eczema ở trẻ nhỏ. V́ vậy vấn đề là nên nuôi con bẩn bẩn một chút?
Lớn lên trong môi trường quá sạch sẽ, hệ miễn dịch của trẻ phản ứng lại với tất cả các loại vi khuẩn, kể cả loại có ích, làm tăng nguy cơ dị ứng và eczema. Bên cạnh đó, tắm rửa quá thường xuyên khiến cho lớp dầu tự nhiên trên da bị mất đi, tạo cơ hội cho bệnh tật tấn công.
Nhà sạch quá khiến trẻ em ít có cơ hội rèn luyện hệ miễn dịch
Theo nghiên cứu của Đại học Bristol (Anh), bố mẹ quá vệ sinh khiến trẻ có nguy cơ mắc eczema cao gấp 3 lần b́nh thường. Con đầu ḷng sẽ dễ bị bệnh hơn v́ phụ huynh thường chăm chút quá mức cho đứa bé đầu tiên. Một công tŕnh khác của Thụy Điển chỉ ra các gia đ́nh sử dụng máy rửa bát thay v́ rửa bằng tay có nhiều trẻ mắc bệnh ngoài da. So với thành thị, trẻ em nông thôn rất hiếm khi bị eczema.
Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh và khiến eczema trầm trọng hơn ở trẻ em. Hệ thần kinh liên kết với da và nếu như năo bộ căng thẳng, da sẽ càng dễ bị viêm nhiễm. Để cải thiện các triệu chứng của căn bệnh khó chịu này, có thể sử dụng kem dưỡng ẩm, chú ư chế độ ăn uống và không để trẻ bị stress.
Xà pḥng diệt khuẩn tăng nguy cơ bị eczema
Nhiều chuyên gia đă cảnh báo rằng trong xà pḥng diệt khuẩn và một số hóa mỹ phẩm đang có trên thị trường dành cho tắm gội, vệ sinh quần áo… có thể khiến da dễ bị dị ứng.
Ví dụ, chất sodium lauryl sulfate (SLS) có tính tẩy rửa, có nghĩa là nó giúp làm sạch bă nhờn trên da. Nó cũng là chất giúp tạo bọt cho xà pḥng. Nó cũng phá vỡ chất béo trong da, ảnh hưởng đến cấu trúc da, làm da mất nước và trở nên khô. Mặc dù không phải là một chất gây ra phản ứng trực tiếp từ hệ thống miễn dịch, SLS vẫn có thể làm khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm da dị ứng bằng cách làm suy yếu hàng rào bảo vệ của da.
Ngoài ra, các loại xà pḥng và nước rửa thông dụng thường chứa triclosan. Không chỉ kích ứng da, chất này c̣n có thể thấm qua da, đi vào máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. V́ vậy, tốt nhất là bạn nên tránh các sản phẩm có SLS và triclosan, nhất là khi da bạn đang có vấn đề như viêm da dị ứng, da khô, ngứa… Theo phán quyết của FDA (Cục quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), SLS và triclosan sẽ bị cấm sử dụng kể từ tháng 9/2017 cho các sản phẩm tại thị trường Mỹ.
Một số chất có tác dụng tạo hương cũng là vấn đề. Các công ty sản xuất thường rất dè dặt khi tiết lộ các thành phần làm cho sản phẩm của họ có mùi thơm. Trên thực tế, hương thơm trong xà pḥng cũng như một số sản phẩm khác có thể được tạo ra từ một hỗn hợp gồm este, ketone, aldehyde, amine và nhiều chất khác. Hương thơm tổng hợp không góp phần làm sạch da, nhưng lại là một trong những chất gây dị ứng phổ biến nhất làm khởi phát viêm da dị ứng. Do đó, bạn nên ưu tiên chọn những sản phẩm với nhăn “không hương thơm”.
Therealtz © VietBF