Bạn không giảm được cân mặc dù đã cố gắng ăn uống kiêng khem? Có 10 lý do khiến bạn khó giảm cân. Một trong những nguyên nhân giấu mặt đó là vì cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố.
1. Lười uống nước
Thiếu nước, cơ thể sẽ không thể lọc bớt chất béo, gan sẽ phải làm nhiệm vụ lưu trữ chất béo này trong cơ thể, do vậy, quá trình giảm cân sẽ bị chậm lại.
Lười uống nước là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó giảm cân.
2. Ăn không đủ dinh dưỡng
Yếu tố quan trọng nhất để giảm cân thành công là cơ thể đủ năng lượng, não bộ không bị kích thích bởi cảm giác thèm ăn. Khi đó, bạn sẽ hạn chế được tình trạng ăn vặt không kiểm soát. Nếu cơ thể thiếu dinh dưỡng, bạn sẽ liên tục muốn ăn thêm gì đó khiến cho việc giảm cân không hiệu quả.
3. Ăn quá nhanh
Dạ dày mất 20 phút để tiêu hóa đồng thời phát tín hiệu tới não bộ báo rằng bạn đã ăn no. Nếu ăn quá nhanh, bạn sẽ không kiểm soát được lượng thực phẩm đã nạp vào cơ thể, dẫn tới việc ăn quá nhiều mà không biết.
4. Thiếu ngủ
Khi ngủ say, cơ thể sẽ tiết ra leptin, hormone có chức năng thông báo với não bộ khi nào cơ thể đã tích đủ mỡ để tạm ngừng quá trình này lại. Thiếu ngủ sẽ làm suy giảm lượng leptin tiết ra, kích thích cảm giác thèm ăn và tăng lượng mỡ tích tụ. Chưa kể, thiếu ngủ còn làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động đốt cháy năng lượng dư thừa.
Cùng một lượng thực phẩm nhưng cơ thể bạn lại hấp thụ tốt hơn rất nhiều so với người khác khiến bạn dù ăn ít vẫn khó giảm cân.
5. Bạn hấp thụ quá tốt
Cùng một lượng thực phẩm nhưng cơ thể bạn lại hấp thụ tốt hơn rất nhiều so với người bình thường. Nên dù có ăn ít đi thì lượng dinh dưỡng cơ thể bạn hấp thụ được cũng không hề ít chút nào. Tuy nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng hợp với bạn đến thế. Giải pháp là chăm chỉ ghi nhật ký dinh dưỡng, và ăn đa dạng thức ăn.
6. Do gen di truyền
Khoa học từ lâu đã chứng minh, gen có liên quan trực tiếp đên các chỉ số BMI của cơ thể. Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh béo phì, hay một thành viên trong gia đình mắc bệnh, thì khả năng bạn có số cân nặng "ngoại cỡ" là rất cao. Việc giảm cân với những người có gen mắc bệnh béo phì khó hơn nhiều so với người bình thường. Tốt nhất bạn nên tuân thủ chặt chẽ theo một chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên hoặc chuyên gia y tế.
7. Stress
Nam giới bị stress sẽ gầy đi, còn nữ giới thì ngược lại, khi bị stress, cân nặng của nữ giới sẽ tăng chứ không giảm. Nếu cảm thấy thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, cân nặng tăng nhanh chóng, hãy thăm khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.
Cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố làm rối loạn khả năng bài tiết, dẫn đến khó giảm cân.
8. Cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố
Hàng ngày, có rất nhiều chất hóa học tổng hợp được đưa vào cơ thể mà chúng ta không hề hay biết. Nó được đưa vào cơ thể qua việc lạm dụng chất hóa học trong chế biến thực phẩm, hút thuốc lá thụ động, hay sống trong môi trường ô nhiễm. Đó đều là những nguyên nhân khiến khả năng hấp thụ, bài tiết của cơ thể bị rối loạn. Để loại bỏ các độc tố, bạn nên ăn bổ sung rau xanh, đặc biệt là các loại rau có nhiều chất xơ.
9. Chức năng tuyến giáp yếu
Nếu là người có tuyến giáp yếu thì lượng calo tiêu hao trong cơ thể sẽ ít hơn so với người bình thường. Kết quả là dù có ăn kiêng bao nhiêu cân nặng cũng không thay đổi. Những người yếu tuyến giáp thường có biểu hiện như da khô, bong da, thường xuyên thấy đau đầu, mệt mỏi... Khi có các biểu hiện trên bạn hãy đi khám để được chữa trị kịp thời.
10. Trên 35 tuổi
Các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng, quá trình trao đổi chất và các số lượng hormone của phụ nữ đều có sự thay đổi kể từ sau 35 tuổi. Đặc biệt là ở những nước phát triển như Anh, Mỹ, phụ nữ sau 35 tuổi mắc bệnh béo phì có tỷ lệ lên đến 12%.