Những vết thương chiến tranh của Mỹ trong quá khứ được lịch sử ghi lại rất sâu sắc. Đó là trong những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Quân đội Mỹ phải chuốc lấy thất bại “muối mặt” khi được giao nhiệm vụ chặn bước tiến của quân Triều Tiên.
Chiến đấu cơ Mỹ tham gia Chiến tranh Triều Tiên.
Theo National Interest, thất bại “muối mặt” như vậy không phải là thảm họa, nhưng người Mỹ cho đến nay vẫn nghĩ rằng đó là cái giá phải trả cho sự khinh địch.
Mùa hè năm 1950, Mỹ vẫn đang đứng trên đỉnh cao sau chiến thắng sau Thế chiến 2.
Mối lo ngại từ Liên Xô và Trung Quốc gia tăng nhưng người Mỹ khi đó đang nắm trong tay những vũ khí mạnh nhất như bom hạt nhân, oanh tạc cơ B-29 và lực lượng hải quân dày dạn kinh nghiệm, từng đánh tan đế quốc Nhật.
Chủ quan, khinh địch
Ngày 25.6.1950, 75.000 quân Triều Tiên bất ngờ tràn qua vĩ tuyến 38 chia cắt bán đảo Triều Tiên. Nhiều binh sĩ Triều Tiên trong hàng ngũ này từng tham chiến giúp Chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc nội chiến Trung Quốc (1929-1950).
Họ được trang bị những vũ khí hiện đại ở thời điểm đó như xe tăng Liên Xô, pháo binh và thậm chí cả chiến đấu cơ, máy bay ném bom, giúp Triều Tiên kiểm soát vùng trời.
Giống như lực lượng Iraq hay quân đội Afghanistan Mỹ từng đào tạo, quân Hàn Quốc do người Mỹ huấn luyện nhanh chóng bị đẩy lùi khỏi biên giới.
Cho đến đầu tháng 7, Liên Hợp Quốc đă ra nghị quyết cho phép Mỹ và đồng minh đổ quân vào Hàn Quốc để ngăn bước tiến của Triều Tiên. Đơn vị quân đội Mỹ đầu tiên có mặt ngay từ ngày 1.7.1950 đều là lính đóng quân ở Nhật Bản.
Binh sĩ Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên.
Lực lượng đặc nhiệm Smith có mặt đầu tiên ở Hàn Quốc do trung tá Charles Smith chỉ huy. Lực lượng này chỉ có vỏn vẹn 400 người, chiêu mộ từ Trung đoàn bộ binh số 21 và Sư đoàn bộ binh số 24.
Nhóm binh sĩ Mỹ có quân số chưa đến một tiểu đoàn, chỉ có một vài khẩu pháo 155mm. Lực lượng đặc nhiệm Smith không có xe tăng, không nhận được yểm trợ cự ly gần từ không quân và mạng lưới liên lạc vẫn c̣n hạn chế.
Thay v́ được trang bị các loại súng chống tăng mới nhất, các binh sĩ Mỹ chỉ được trang bị pháo không giật cỡ ṇng 57mm, ống phóng rocket sơ sài, vốn không xuyên phá được xe tăng Đức cách đây 5 năm.
Một số sỹ quan thuộc lực lượng đặc nhiệm Smith từng tham chiến trong Thế chiến 2 nhưng số c̣n lại hầu hết đều thiếu kinh nghiệm chiến đấu.
Trang bị sơ sài và quân số ít ỏi như vậy nhưng lực lượng đặc nhiệm Smith lại có nhiệm vụ ngăn chặn bước tiến của quân Triều Tiên. Các binh sĩ Mỹ đào hào, cố thủ gần thị trấn Osan.
Cuộc đụng độ đầu tiên
Xe tăng Triều Tiên bị bắn cháy trong trận đánh ở Osan.
Sáng ngày 5.7, khoảng 5.000 binh sĩ Triều Tiên cùng 36 xe tăng T-34/85 từ Sư đoàn Thiết giáp số 105 tấn công Osan. Lực lượng đặc nhiệm Smith tham chiến, đánh dấu hoạt động quân sự trên bộ đầu tiên của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên.
Những ǵ xảy ra sau đó dường như là điều không thể tránh khỏi. Pháo 155mm của Mỹ dùng đạn chống tăng HEAT nhưng số lượng quá ít ỏi để cản bước quân Triều Tiên.
Khi kẻ địch tiến đến cự ly gần, các binh sĩ Mỹ dùng súng không giật tấn công xe tăng. Mọi chuyện diễn ra đúng theo tính toán, ngoại trừ việc các vũ khí Mỹ không thể xuyên giáp xe tăng Triều Tiên.
Cũng trong thời điểm đó, lực lượng đặc nhiệm Smith bị quân Triều Tiên siết chặt ṿng vây. Trung tá Charles Smith ra lệnh rút lui trong hỗn loạn, nhiều binh sĩ vẫn c̣n chiến đấu đến giây phút cuối cùng v́ không nhận được lệnh.
“Theo kế hoạch, từng trung đội rút lui và yểm trợ lẫn nhau. Nhưng trên thực tế, dưới làn đạn của đối phương, các binh sĩ Mỹ thiếu kinh nghiệm chiến đấu đă bỏ chạy tán loạn”, National Interest dẫn nguồn tin nói.
Kết thúc trận đánh đầu tiên ở Osan, 81 binh sĩ Mỹ thiệt mạng và bị thương. 82 người khác bị bắt sống. Nhiều trang thiết bị vũ khí bị tịch thu. Thật khó có thể tưởng tượng việc quân đội Mỹ từng ngăn chặn thành công cả Sư đoàn thiết giáp hùng mạnh của Hitler trong trận Bulge năm 1944, nhưng lại bị Triều Tiên tràn qua ở Osan chỉ sau vài giờ.
Binh sĩ Mỹ Kenneth R. Shadrick (phải) là người đầu tiên thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên.
Xét trên khía cạnh chiến lược, trận thua này không phải là thảm họa. Con số thương vong cũng không lớn so với những ǵ mà các bên tung vào chiến trường trên bán đảo Triều Tiên trong suốt 3 năm sau đó.
Nhưng thất bại ở Osan là bài học phản ánh việc Mỹ đánh giá thấp năng lực của đối phương. Lực lượng đặc nhiệm Smith với 400 người lại phải đối mặt với 5.000 binh Triều Tiên cùng hàng chục xe tăng rơ ràng là trận đánh không cân sức.
Hơn 57 năm kể từ ngày nổ ra chiến tranh, những tuyên bố cứng rắn của cả Mỹ và Triều Tiên dường như lại thổi bùng lên căng thẳng trong khu vực.
Nguy cơ Chiến tranh Triều Tiên lần hai vẫn c̣n xa vời nhưng thất bại của lực lượng đặc nhiệm Smith cho thấy những con người bằng xương bằng thịt sẽ luôn phải trả giá trước sự chủ quan, khinh địch của các nhà hoạch định chiến lược Mỹ.