Cậu chuyện hài nhảm hài tục tĩu tưởng chừng chỉ có trong các game show vậy mà giờ đây nó đă lan sang cả những bộ phim chiếu rạp. Sở dĩ có điều này dễ dàng là v́ vẫn là Trấn Thành và Việt Hương có mặt tham gia diễn xuất và họ đang mang cái chất hài đó vào phim. Không biết tới khi nào khán giả Việt mới thôi khỏi bị đầu độc theo kiểu này.
Diễn viên hài được tận dụng triệt để
Có lẽ chưa bao giờ các chương tŕnh thực tế về hài lại bùng nổ như thế ở Việt Nam những năm qua. Đi kèm với đó là sự xuất hiện với mật độ dày đặc của những diễn viên hài nổi tiếng trên khắp các kênh truyền h́nh. Làm giám khảo, làm người chơi, làm diễn viên, đơn cử như Trấn Thành có lúc bị kêu ca là mở kênh nào cũng thấy mặt. Không chỉ trên truyền h́nh, các diễn viên hài, điển h́nh như Hoài Linh, Trấn Thành, Việt Hương... c̣n lấn sân sang điện ảnh. Câu chuyện họ "bán mạng" đóng phim cũng đă không ít lần được nói tới trên mặt báo. Trái ngược với việc số lượng phim mà các nghệ sĩ này đóng, số lượng vai "ra tấm ra món" lại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Trấn Thành không chỉ là nhân vật từng bị la ó v́ diễn hài nhảm trên sóng truyền h́nh. Trong bộ phim mới nhất mà anh có xuất hiện là Nắng 2 - phần tiếp theo của bộ phim về mẹ con Mưa, Nắng, vai diễn của Trấn Thành được cho là dù có bỏ đi cũng chẳng có vấn đề ǵ. Trấn Thành bê nguyên si bản thân ḿnh, cách ḿnh nói chuyện, những mảng miếng hài đă quen thuộc của ḿnh lên màn ảnh. Khán giả tự hỏi, nếu để xem Trấn Thành làm tất cả những việc đó, liệu có cần mua vé ra rạp?
Không chỉ Trấn Thành mà Kiều Minh Tuấn - vốn đang được kỳ vọng là sẽ đứng vững với vai tṛ diễn viên điện ảnh và có những vai đáng nhớ hơn - cũng sa lầy vào những pha gây cười nhạt thếch và lan man.Về phần Kiều Minh Tuấn, những tưởng sau thành công của Em chưa 18, anh sẽ tiếp tục đà phát triển với những vai mới mẻ hơn, th́ khán giả lại được phen "thất vọng dần đều" khi anh liên tục xuất hiện trong các phim chiếu rạp thời gian qua với vai phụ và mang tính chất gây cười, như chính điều anh từng làm trước khi gây sốt pḥng vé. Như vậy, không chỉ các diễn viên hài mà chính những diễn viên chỉ tập trung vào điện ảnh, cũng đang bị khai thác một cách triệt để khả năng gây cười của ḿnh.
Cam đoan rằng Trấn Thành hay Kiều Minh Tuấn hay Việt Hương, đều là những người thừa khả năng diễn có chiều sâu, và điều đó từng được chứng thực. Tuy nhiên, sự dễ dăi trong cách làm phim, cách "ăn xổi" của các nhà sản xuất khi lấy tên tuổi của họ ra đánh bóng cho bộ phim đă khiến những nghệ sĩ này bị ngủ quên trong cái bóng của chính ḿnh. Bởi khi đạo diễn và nhà sản xuất đă dễ dăi, th́ họ đâu nhất thiết phải làm khó bản thân ḿnh?
Sân khấu hài đưa lên phim cũng trở thành điện ảnh
Việc lộn xộn trong định nghĩa diễn viên sân khấu và diễn viên điện ảnh ở Việt Nam có lẽ đă chẳng cần bàn tới nữa. Nhưng hệ lụy của việc này th́ lại khiến khán giả phải đau đầu, khi bất cứ diễn viên nào cũng lên màn ảnh rộng, và diễn như trong nhà hát. Ngoài kịch bản sân khấu, diễn viên sân khấu, th́ cách diễn cường điệu và quá kịch cùng những màn pha tṛ trong hài kịch sân khấu cũng được bê lên màn ảnh.
Xóm trọ 3D được chuyển thể từ vở kịch cùng tên từng rất ăn khách của NSND Hồng Vân. Việc đưa một tác phẩm ăn khách lên màn ảnh, phục vụ thị hiếu của khán giả hâm mộ tác phẩm đó vốn không phải là điều sai. Tuy nhiên khi phim ra rạp, không ít khán giả đă phải mong ước rằng: Giá như ê-kíp sản xuất đă đừng biến nguyên vở kịch thành phim như vậy. Bởi chuyển thể là giữ nguyên tinh thần hoặc tuyến nhân vật của tác phẩm gốc, không có nghĩa là phải copy từng chi tiết một cách vụng về.
Kịch bản của Xóm trọ 3D rời rạc và thậm chí có thể nh́n thấy từng hồi, từng lớp như xem kịch. Tiếp đó là vài màn múa hát của các diễn viên khiến người xem phải nghi ngờ rằng ḿnh có đang xem phim ca nhạc không, và nếu đúng là như thế th́ bộ phim ca nhạc này lại quá dở. Diễn xuất của Nam Cường - dù chẳng phải diễn viên sân khấu, nhưng cũng kịch một cách quá đà. Bên cạnh đó, Anh Vũ hay diễn viên trẻ Xuân Nghị, cũng chứng tỏ rằng ḿnh là người của nhà hát, và để lên màn ảnh, họ cần thay đổi rất nhiều.
Nói đi nói lại, vẫn là câu chuyện lẫn lộn khó phân biệt giữa sân khấu và điện ảnh. Tất nhiên khi c̣n ngồi trên ghế nhà trường, diễn viên chỉ được đào tạo thiên về sân khấu là chính. Nhưng sau khi ra làm nghề, họ có quyền chọn con đường để đi theo. Đáng tiếc là ở Việt Nam hiện giờ, thậm chí không biết được rằng diễn viên điện ảnh đang đi đóng hài sân khấu quá nhiều, hay diễn viên hài đang đổ bộ ầm ầm vào điện ảnh. Hơn bao giờ hết, điện ảnh Việt cần phân định rơ ranh giới của ḿnh.
Khán giả Việt và thẩm mỹ điện ảnh ngày càng tăng
Không hề ngoa khi nói rằng khán giả Việt Nam đang ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn và đánh giá một bộ phim. Dường như đă dần qua rồi cái thời mà văn hóa vùng miền c̣n đóng vai tṛ lớn trong việc quyết định sản xuất thể loại phim nào của các hăng. Nếu như một vai năm trước đây, những phim Tết được đánh giá là hài nhảm xuất hiện đầy rẫy và rất được ḷng khán giả miền Tây Nam Bộ v́ họ thích cười sảng khoái, th́ bây giờ, ḍng phim này đă dần thoái trào. Các nhà làm phim cũng từ đó mà biết ḿnh phải "ăn chắc, mặc bền" hơn, phải lựa chọn số đông khán giả để phục vụ. Và thế hệ khán giả trẻ hiện giờ có đầy đủ kiến thức cũng như tiếp cận đủ nhiều với điện ảnh thế giới, để có thể đem phim Việt ra mổ xẻ.
Nhưng sẽ không phải bộ phim nào cũng dám mời một diễn viên mới toanh như Kaity Nguyễn trong Em chưa 18, càng không phải đạo diễn nào cũng có cách kể chuyện văn minh không pha tạp hài nhảm. Phim Việt, hay thậm chí nhiều phim Việt, vẫn đang phải núp bóng dưới những tên tuổi có độ phủ sóng lớn, để rồi khi những nhân vật đó xuất hiện cũng chỉ để pha tṛ. Và từ đó, khán giả sẽ đủ tinh tế để nhận ra sự lợn cợn trong bộ phim vốn được kỳ vọng là có chất lượng cao. Vậy những bộ phim như Nắng 2, Xóm trọ 3D hay sắp tới là tác phẩm Ngày mai Mai cưới với sự tham gia của một dàn danh hài như Diệu Nhi, Cát Phượng, Trung Dân, chẳng phải vẫn mang hơi hướm của hài nhảm sao?