Bụi bay vào mắt- ai cũng đă từng gặp t́nh huống này. Bạn sẽ xử lư thế nào trong trường hợp này? Nhiều người đều phản ứng sai lầm mà không biết cách xử lư. Mách bạn cách đẩy bụi ra khỏi mắt để không bị tổn thương tới "cửa sổ tâm hồn"
Sai lầm khi xử lư bụi bay vào mắt
Ai trong số chúng ta cũng đă vài lần bị bụi bay vào mắt. Khi ấy, hầu hết mọi người đều phản ứng bằng cách đưa tay lên dụi mắt. Tuy nhiên, theo TS.BSCK II Trịnh Thị Bích Ngọc - Nguyên PGĐ Bệnh viện Mắt Hà Nội, đây lại chính là cách xử lư bụi bay vào mắt sai lầm và dễ gây tổn thương cho mắt nhất.
Dụi mắt khi bị bụi bay vào mắt là cách sai lầm hầu hết mọi người đều mắc phải.
Nguyên nhân là do khi chà sát tṛng mắt như vậy có thể gây ra các vết xước nhỏ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp may mắn th́ tṛng mắt chỉ ửng đỏ lên do bị kích ứng nhưng có những ấy quá mạnh tay hoặc gặp phải bụi, vật cứng to th́ có thể c̣n bị rách vơng mạc dẫn đến mù ḷa.
Một cách khác là căng mắt ra để thổi bụi trong mắt cũng không đúng v́ không khí khói bụi và nước bọt của người thổi cũng có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Nó có thể xâm nhập vào mắt và gây ra viêm nhiễm.
Những việc nên làm khi bị bụi bay vào mắt
Đầu tiên, hăy lợi dụng nước mắt của chính ḿnh. Khi bị bụi bay vào mắt bạn hăy nhắm mắt lại và dùng tay vuốt nhẹ lên mi mắt, để tuyến lệ hoạt động mạnh hơn, tiết nước mắt ra nhanh và nhiều hơn, đẩy bụi theo ḍng trôi ra ngoài.
Nếu nước mắt không tự đẩy được bụi ra ngoài, bạn hăy làm theo cách sau.
Rửa sạch tay bằng xà pḥng để diệt khuẩn, dưới ṿi nước sạch cho cặn bẩn trôi hết. Sau đó, pha một chậu nước ấm sạch (không nên để nước quá nóng, khiến vơng mạc bị bỏng) rồi ngâm mắt bị bụi từ 10 – 20 giây trong chậu nước ấm đă pha (lưu ư, vừa ngâm vừa chớp mắt để loại bỏ bụi bẩn ra ngoài).
TS.BSCK II Trịnh Thị Bích Ngọc cũng lưu ư thêm, sau khi đôi mắt khỏi cộm v́ bụi, cần theo dơi các dấu hiệu nhiễm trùng mắt liên tục trong 48 giờ, pḥng tránh các bệnh nhiễm trùng: đau mắt đỏ, chảy nước mắt, sưng tấy….
Nếu áp dụng cả hai cách trên mà không lấy được bụi ra nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ chuyên khoa xử lư kịp thời, không nên cố gắng lấy bụi ra bằng mọi cách.