7 triệu chứng đột quỵ ở phụ nữ dù còn trẻ chị em cũng không được bỏ qua được vietbf chia sẻ dưới đây. Nhận biết các dấu hiệu là điều vô cùng quan trọng. Theo thống kê, số ca phụ nữ tử vong vì đột quỵ còn cao hơn cả ung thư vú.
Tai biến mạch máu não có thể xảy ra với bất kỳ người nào, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Theo thống kê, phụ nữ tuổi từ 18 - 40 thường dễ bị đột quỵ hơn nam giới cùng độ tuổi. Số ca phụ nữ tử vong vì đột quỵ còn cao hơn cả bị ung thư vú, đó là lý do tại sao việc nhận ra các triệu chứng đột quỵ lại là điều quan trọng đến vậy.
Số ca phụ nữ tử vong vì đột quỵ còn cao hơn cả bị ung thư vú.
Theo TS BS. Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Đơn vị đột quỵ, Phó Trưởng Khoa Thần kinh, BV ĐHYD: Qua hai trường hợp này, TS.BS Thắng nhận định, đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ với bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe. Một người trẻ tuổi đang có vẻ rất khỏe mạnh, không bệnh tật cũng có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào, dù không hề có những dấu hiệu báo trước.
Bright Side đã thống kê và chia sẻ một số điều cần biết về đột quỵ như sau.
Các loại đột quỵ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Tổn thương mô não do thiếu máu bởi các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp lại.
Đột quỵ do xuất huyết: Lý do cho xuất huyết đột ngột là do mạch máu não bị vỡ, gây ra sưng và áp lực.
Các yếu tố rủi ro tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ
- Huyết áp cao.
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh tim.
- Hút thuốc.
- Béo phì.
- Mức cholesterol cao.
- Uống rượu.
- Căng thẳng.
- Lười vận động.
Các triệu chứng đột quỵ ở phụ nữ
Một trong những hậu quả của đột quỵ là tổn thương dây thần kinh trên khuôn mặt. Đó là lý do tại sao một bên mặt của bệnh nhân đột quỵ lại xệ xuống và nếp gấp ở giữa mũi - môi gần như biến mất. Đôi khi cánh tay và chân ở cùng một bên cũng chịu ảnh hưởng. Thống kê thấy 80% phụ nữ bị đột quỵ có các triệu chứng này. Số liệu thống kê quốc tế cho thấy, phụ nữ có khả năng tử vong vì đột quỵ cao hơn nam giới. Một trong những nguyên do là vì các triệu chứng đột quỵ ở phụ nữ không rõ ràng.
Hơn nữa, ở phụ nữ thì nguy cơ đột quỵ còn tăng lên trong thời kỳ mang thai, khi sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng liệu pháp hormone trong thời kỳ mãn kinh và trong trường hợp bị bệnh liên quan quan đến hormone khác.
Đột quỵ do xuất huyết là bởi mạch máu não bị vỡ, gây ra sưng và áp lực.
7 triệu chứng cảnh báo cơn đột quỵ có thể xảy ra bao gồm:
- Suy giảm thị lực: Suy giảm thị lực đột ngột do đột quỵ có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Những điểm mù cũng có thể xuất hiện do tổn thương thùy thị giác.
- Đau đầu cấp: Cơn nhức đầu xuất hiện đột ngột, và đôi khi kèm theo các triệu chứng sau: buồn nôn và nôn.
- Đột ngột đau cấp tính ở ngực: Triệu chứng này cũng có thể là do cơn đau tim. Nhưng nếu kèm theo nấc cụt thì nó có nhiều khả năng là một cơn đột quỵ.
- Sự phối hợp kém: Đột ngột mất định hướng trong không gian cho thấy tổn thương ở vùng não có trách nhiệm kiểm soát việc di chuyển của cơ thể.
- Mệt mỏi bất ngờ: Một người năng động có thể bất ngờ thay đổi tâm trạng, ví dụ như buồn ngủ và không muốn làm bất cứ điều gì. Ngoài ra, phụ nữ bị đột quỵ có thể cảm thấy chán nản.
- Mất ý thức: Nếu một người tự nhiên trông uể oải, khuôn mặt trở nên đỏ, khó thở và đánh trống ngực thì rất có thể cơn đột quỵ sắp xảy ra.
- Đau ở một bên mặt: Một triệu chứng khác của cơn đột quỵ là đau cấp tính ở một bên mặt, một bên cơ thể hoặc ở một trong các chi.
Kiểm tra một người có đúng là bị đột quỵ không
Nếu bạn nhận thấy một người có những triệu chứng trên, hãy kiểm tra người đó (hoặc chính bạn, nếu bạn đang gặp các triệu chứng) để xem có đúng đó là triệu chứng của đột quỵ hay không.
- Nụ cười: Yêu cầu người đó cười. Trong trường hợp bị đột quỵ thì nụ cười sẽ không đối xứng, một góc miệng sẽ không di chuyển.
- Kiểm tra tay: Yêu cầu người đó nhấc hai tay lên và giữ chúng trong 5 giây ở góc 90 độ. Trong trường hợp đột quỵ, tay sẽ bị rơi xuống.
- Phát biểu: Yêu cầu người đó phát âm một cụm từ đơn giản hoặc nói tên. Cả hai trường hợp nói chậm và không có câu trả lời đều là dấu hiệu của đột quỵ.
Nếu bạn nhận thấy một trong những dấu hiệu đó, hãy gọi xe cứu thương ngay lập tức. Người bệnh đột quỵ nếu được cấp cứu kịp thời trong "thời gian vàng" thì cơ hội phục hồi trở lại chất lượng cuộc sống như trước rất cao. Thời gian vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ là 6 giờ kể từ khi phát bệnh, 3 giờ đầu có thể coi là thời gian kim cương.