Nếu bị cảm cúm, chỉ cần ăn uống thế này sẽ giúp bạn tránh biến chứng và sớm khỏi bệnh. Bị cúm thường bạn không thể ăn nhiều. Mặc dù vậy, việc bổ sung đúng thực phẩm sẽ giúp bạn phục hồi rất nhanh.
Khi bạn bị cảm cúm, cách duy nhất để chữa khỏi bệnh là dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giăn. Thực tế th́ không có loại thức ăn hay nước uống nào có thể làm triệu chứng của bệnh cảm cúm biến mất một cách quá ư diệu kỳ. Nhưng bạn phải chắc chắn là cơ thể luôn được cung cấp đủ nước và ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp giảm bớt sự khó chịu và tăng cường khả năng phục hồi của cơ thể.
Khi bạn bị cảm cúm , cách duy nhất để chữa khỏi bệnh là dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giăn.
Thông thường khi bị bệnh cảm cúm, bạn không thể ăn nhiều. Nhưng bằng cách bổ sung đúng thực phẩm th́ khả năng hồi phục sớm hơn rất nhiều là điều hoàn toàn có thể:
Bổ sung đồ uống chứa chất điện giải
"Giữ nước là điều quan trọng nhất khi bạn bị cảm cúm, đặc biệt là nếu bạn đang sốt và đổ mồ hôi, hoặc bạn đang gặp khó khăn trong việc ăn uống", nhà dinh dưỡng học Jessica Crandall, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống Mỹ cho biết.
Uống đủ nước là giải pháp đơn giản nhất. Tuy nhiên, việc bổ sung đồ uống có chứa chất điện giải hoặc uống nước dừa trong ngày sẽ đảm bảo việc bổ sung natri, kali cũng như lượng chất lỏng cơ thể cần. Một loại đồ uống có hương vị có thể hấp dẫn hơn là nước lọc và cũng có khả năng khuyến khích bạn uống nhiều hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên bạn không nên uống đồ uống có đường cho những người không tiêu tốn nhiều năng lượng trong khi làm việc - nhưng nếu bạn không thể ăn thực phẩm rắn như b́nh thường, đây lại là cách cung cấp calo cần thiết cho cơ thể.
Uống trà xanh
Một giải pháp khác để cung cấp nước cho cơ thể là nhâm nhi những tách trà xanh nóng. "Bệnh cảm cúm thường liên quan đến các triệu chứng ở đường hô hấp trên, việc uống những chất lỏng dạng ấm nóng có thể giúp mở đường hô hấp", Rena Zelig, chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Rutgers cho biết. Vị chuyên gia này cho biết thêm, trà xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh, thêm chút mật ong sẽ làm dịu họng và giảm ho hiệu quả.
Ăn súp gà
Zelig cho biết, súp gà là thực phẩm chữa bệnh cảm cúm vô cùng hiệu quả. Món ăn này cung cấp chất đạm dồi dào, giúp chữa bệnh và lấy lại sức khỏe sau khi bị ốm rất nhanh chóng. Chuyên gia này cũng công nhận, hương thơm của món súp gà c̣n có thể nới lỏng chất nhầy ở khoang mũi rất rơ ràng, đồng thời món ăn này giúp các tế bào bạch cầu chống lại sự hoạt động của virus, vi khuẩn hiệu quả hơn.
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đ́nh, Hà Nội), thịt gà không chỉ là món ăn dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp tăng cường miễn dịch mà c̣n là vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó có cảm lạnh, cảm cúm.
"Tùy thuộc và loại gà và màu lông của gà lại có thể chữa được từng chứng bệnh cụ thể. Trong đó, thịt gà mái đem nấu cháo sẽ giúp phụ nữ có món ăn bổ dưỡng, tăng cường miễn dịch cực tốt", lương y Bùi Hồng Minh cho biết. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo, khi nấu súp gà và ăn, bạn không được ăn cùng tỏi, gan chó, rau cải v́ rất dễ bị đi ngoài, kiết lỵ.
Ăn các loại đậu
Tất nhiên thịt gà không phải là sự lựa chọn về nguồn protein duy nhất cho bạn khi bị cảm cúm. "Đôi khi bạn bị cảm cúm và không thể cố nuốt một miếng thịt gà, trong trường hợp ấy, bạn cần một dạng protein mềm mại hơn, thơm ngon hơn như đậu. Bạn có thể bổ sung vào các món hầm, súp sẽ rất thơm ngon, mềm, dễ ăn", Crandall cho biết.
Ăn các loại trái cây và rau tươi có màu sắc rực rỡ
Các chuyên gia dinh dưỡng cùng khẳng định, điều quan trọng là bạn cần bổ sung nhiều chất chống oxy hóa ngay cả khi bạn khỏe mạnh để bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh măn tính. Khi bạn bị bệnh và hệ miễn dịch bị tổn thương, điều này lại đặc biệt quan trọng. "Các chất chống oxy hóa có trong trái cây, rau xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giữ bạn khỏe mạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch".
Crandall khuyên bạn nên bổ sung những loại rau củ quả có màu sắc đậm như ớt chuông, cam và quả mọng để đảm bảo cơ thể nhận được nhiều chất chống oxy hóa nhất. Nếu bạn không muốn ăn nhiều th́ có thể tiêu thụ chúng dưới dạng nước ép.
Uống nước cam
Nước cam chứa nguồn vitamin C dồi dào, đặc biệt là có thể giúp rút ngắn thời gian bị cảm cúm hay cảm lạnh. Mặc dù vậy, việc uống quá nhiều nước cam có thể khiến t́nh trạng bệnh thêm tồi tệ hơn. "Cơ thể bạn không thể hấp thụ quá nhiều vitamin C cùng một lúc, và nếu bạn cung cấp nhiều có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa", Crandall nói.
Thay v́ hấp thu một lượng nước cam lớn, vị chuyên gia này khuyên bạn nên pha trộn nước cam với nước lọc theo tỷ lệ 1:5, 1 lít nước cam với 5 lít nước lọc. Vậy là bạn có thể hấp thụ được 100% lượng vitamin C hàng ngày mà không uống quá nhiều đường và nạp quá nhiều calo vào cơ thể.
Bổ sung thịt ḅ
Một chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung vào cơ thể khi bị bệnh cảm cúm là kẽm. Chất khoáng này giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm thời gian bệnh cảm cúm hoành hành, có nhiều trong thịt ḅ.
Theo Crandall, thịt ḅ cũng rất giàu protein và vitamin B, giúp bạn sớm phục hồi sau khi mắc bệnh cảm cúm. Các nguồn tốt khác của kẽm là hàu và tôm, mặc dù động vật có vỏ có thể không hấp dẫn - hoặc dễ ăn – khi bạn bị ốm.
Bổ sung thực phẩm trong chế độ ăn BRAT
Bị cảm cúm, đôi khi khiến bạn cảm thấy buồn nôn và chán nản. Zelig khuyến cáo, trong trường hợp này, bạn cần bổ sung những thức ăn đơn giản, tẻ nhạt mà dạ dày có thể chịu đựng được. Đó là khi bạn cần những thực phẩm trong chế độ ăn BRAT với những loại bánh quy gịn, chuối, bánh gạo, bánh ḿ nướng.
Thêm gừng vào các món ăn
Thực phẩm hay đồ uống có bổ sung gừng có thể làm giảm các vấn đề về dạ dày liên quan đến bệnh cúm. Theo chuyên gia dinh dưỡng Zelig, gừng là thuốc chống viêm và có hiệu quả chống lại buồn nôn. Hăy thử bổ sung gừng vào trà hoặc súp, hoặc tự tạo ra thuốc bổ chữa bệnh bằng cách pha với nước gừng tươi.
Đừng chỉ trông chờ vào những loại rượu gừng bán sẵn v́ hầu hết chúng đều không hoặc có rất ít gừng thật, hơn nữa lại có rất nhiều đường, cacbonat có thể gây đau họng và khiến dạ dày hoạt động kém hiệu quả.
Lương y Vũ Quốc Trung (Pḥng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam) cho biết thêm, trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.
Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Đặc biệt, từ xa xưa các thầy thuốc đă biết sử dụng củ gừng để cải thiện tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm đau. "Gừng là phương thuốc hữu hiệu chống lại virus cảm cúm với tính năng tăng cường hệ miễn dịch và giàu chất chống oxy hóa", lương y Vũ Quốc Trung khẳng định.