Ngày mùng 10 hàng tháng âm lịch là ngày vía Thần Tài. Thế nhưng ngày mùng 10 tháng Giêng v́ đây là tháng khởi đầu một năm mới được mọi người coi trọng nhất. Những nhà có thờ Thần Tài vào ngày này đều sắm lễ vật để cầu vía Thần Tài với ước mong được may mắn và tài lộc, làm ăn phát đạt và thịnh vượng.
Trong ngày vía Thần Tài tốt nhất là cúng trong nhà. Ảnh minh họa
Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có "văng vong", dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.
Để chuẩn bị cúng vía thần Tài, mọi người thường mua: 1 b́nh hoa, 1 con tôm, 1 con cá quả nướng, 1 con cua, 1 miếng thịt lợn quay, 1 bộ giấy tiền vàng mă, 1 đĩa ngũ quả, chén rượu.
Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quưt để cúng.
Đèn, nến không nên dùng đèn nhấp nháy, đèn điện v́ tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Nên dùng đèn thật như đèn dầu, nến… để cúng. Nước cúng quan trọng nhất là nước sạch, 1 chén cũng được, không nhất thiết phải 3 chén hay 5 chén. Nước không nên để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm, tránh nước bị tràn hoặc đổ lên bàn Thần Tài.
Trước khi cúng Thần Tài, nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận. Khi cúng cần đọc to để xin Thần Tài phù hộ cho may mắn, phát tài phát lộc, sở cầu như ư.
Về thời gian cúng khấn và tháp hương thần Tài, chỉ nên thực hiện vào buổi chiều. Sách "Phong tục thờ cúng của người Việt" dạy: Người xưa cúng thần Tài quanh năm vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin chứ không chỉ vào dịp giỗ tết, ngày rằm mồng một. Ngày thường lễ cúng thần Tài đơn giản chỉ cần trầu nước và trái cây... C̣n trong dịp giỗ tết hay ngày rằm mồng một có thể cúng bằng cỗ mặn. Nhưng thời gian th́ chỉ nên thắp hương thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.
VietBF © sưu tập