Trong lịch sử viết rằng Lê Lai đă đóng giả Lê Lợi để giải vây khi quân Minh bao vây. Lê Lai đă hy sinh để cứu Lê Lợi. Tuy nhiên điều kỳ lạ là trong tất cả các sách sử nhà Lê không hế có ghi lại câu chuyện này. Vậy sự tích Lê Lai cứu vua là có thật hay chỉ là bịa?
Cả 2 cuốn sử đời Lê: Thực lục và Toàn thư đều không chép về việc Lê Lợi phong thưởng cho bản thân và gia đ́nh Lê Lai theo lời thề trước khi Lê Lai xuất trận. Thực lục chỉ chép diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cho đến thời điểm nghĩa quân toàn thắng công bố “B́nh Ngô đại cáo” do đó chỉ có phần chép về sự tích Lê Lai liều ḿnh cứu chúa không có phần vua Lê Thái Tổ phong thưởng công thần sau khi lên ngôi. Toàn thư, chính sử triều Lê lại không chép sự tích Lê Lai liều ḿnh cứu chúa nhưng lại có thêm sự kiện “Tư Mă Lê Lai bị giết năm 1427 v́ cậy công nói năng khinh mạn”.
Tuy nhiên sử sách sau đời Lê đều có chép về việc Lê Thái Tổ phong thưởng các “Lũng Nhai công thần” cả người c̣n sống lẫn người đă hy sinh, ngay từ năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) trong đó Lê Lai được đặt lên hàng đầu. Sử thần nổi tiếng Lê Quư Đôn trong Đại Việt Thông sử (viết tắt Thông sử) chép: “Nhờ có hành vi Lê Lai liều ḿnh cứu chúa, Nhà vua (Lê Lợi) được thong thả nghỉ ngơi, súc dưỡng nhuệ khí. Đánh trăm trận thắng cả trăm. Nhờ đó được thiên hạ. Vua cảm ḷng trung của Lê Lai trước đó đă lén sai t́m thi hài về táng ở Lam Sơn.
Năm đầu đời Thuận Thiên phong (Lai) làm công thần đệ nhất, tặng Thiếu úy, cho thụy Toàn Nghĩa. Năm Thuận Thiên thứ 2 (1429) tháng chạp, vua sai Nguyễn Trăi chép 2 đạo văn ước và lời thề chung về Lai cất vào ḥm bằng vàng. Lại gia phong Thái úy. Năm đầu đời Thái Ḥa (1443) tặng B́nh Chương quân quốc trọng sự, cho Kim Ngưu đại kim phù tước Huyện Thượng hầu. Khoảng đầu đời Hồng Đức (1470) tặng tước Diên Phục hầu. Năm thứ 15 tặng Phúc Quốc công. Sau gia phong Trung Túc vương.
“ Lai sinh ba con trai: cả tên Lư, thứ tên Lộ, cuối tên Lâm đều có tài nghệ. Năm Ất Tị (1425) vây thành Nghệ An, Lư cùng các tướng chia nhau đánh các xứ, mất tại trận. Được tặng Thái úy (1428). Đời Hồng Đức tặng Kiến Tiết hầu (1484). Sau gia tặng Kiến Quốc công. Lộ lập nhiều công trạng lần lượt được phong Tả trung quân tổng đốc chư quân sư. Năm Giáp Th́n (1424) thăng Thái Bảo. Cùng năm trúng tên lạc chết được tặng Thái úy. Đời Hồng Đức tặng Chiêu Công hầu sau tặng Chiêu Quận công. Lâm có công ở Lũng Nhai được phong Trung Lăng đại phu. Năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) đánh Ai Lao bị trúng tên độc tử nạn, được Thiếu úy.
Các đời vua sau tặng Trung Lễ hầu (1484) rồi Thái úy Trung Quốc công. Lâm sinh Niệm (Nậm-thế hệ thứ ba) một đại thần đời Lê Thánh Tông có công truất Nghi Dân lập Lê Thánh Tông. Niệm (Nậm) được cực kỳ trọng dụng cả văn, vơ. Thăng Đinh Thượng hầu (1460) rồi Tỉnh Quốc công. Mất năm 1485). Lịch triều hiến chương loại chí, Nhân vật chí chép: “Lê Niệm người thôn Dục Tú, huyện Lương Giang (Thanh Hóa) con Lê Lâm, cháu Lê Lai, khi Lạng Sơn vương Nghi Dân giết Lê Nhân Tông (1459) chiếm ngôi vua, Lê Niệm đang làm Xa kỵ vệ coi việc quân, ông cùng các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt bàn mưu đem cấm binh giết đảng nghịch, phế Nghi Dân đón Lê Thánh Tông lên ngôi.
V́ công đó ông được phong Suy Trung Bảo chính công thần, làm nhập nội Tư Mă tham dự triều chính. Bài Chế văn trong dịp ấy có câu: “Huống chi một nhà trung nghĩa,thương ông ngươi, cha ngươi v́ nước bỏ ḿnh”. Chế văn là lời của Nhà vua, đây là Lê Thánh Tông đă khẳng định Lê Lâm (cha), Lê Lai (ông) của Lê Niệm đều chết v́ nước. Đồng thời chế văn này cũng khẳng định rằng các vua Lê nối tiếp nhau đời dời ghi nhận công đức Lê Lai hy sinh chết thay Lê Lợi.” (Nguồn:La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hăn tập 2)
Những điều Lê Quư Đôn chép trong Thông Sử như trên cho thấy:
– Một là: đă có thêm bằng chứng khẳng định Lê Lai đă bị giặc Minh giết, đó là việc Lê Lợi “lén cho người t́m thi hài Lê Lai về táng ở Lam Sơn”.
– Hai là: Lê Lợi đă thực hiện đúng lời thề khi Lê Lai t́nh nguyện đổi áo ra trận chết thay cho ḿnh, không chỉ Lê Thái Tổ mà các đời vua sau đều ghi nhận công ơn của Lê Lai và cả con, cháu của Lê Lai cũng được đăi ngộ xứng đáng.
Các ông Duy, Dư từng có lời lên án Lê Lợi “đă phản bội lời thề thốt nặng lời bằng việc giết Lê Lai”, trước sự thật như trên, các ông vẫn kiên tŕ lập trường: chính Lê Lợi đă giết Lê Lai nhưng biện bạch: “rất có thể giết Tư Mă Lê Lai rồi Lê Lợi cũng cảm động v́ ḷng trung nghĩa của Lê Lai nên đă cho tổ chức lễ thờ nhớ ơn Lê Lai. Từ đây trở đi, Lê Lai được tẩy oan, được phong thưởng, truy tặng, được thờ. Con cháu Lê Lai được các vua đời sau khen tặng v..v… “Lập luận như trên là sự xuyên tạc lịch sử! Theo Toàn thư “năm 1427 Tư Mă Lê Lai bị giết, tịch thu gia sản…”.
Theo Thông sử năm đầu Thuận Thiên (1428) Lê Thái Tổ phong Lê Lai: công thần đệ nhất, tặng Thiếu úy, cho hiệu Toàn Nghĩa…Trong lịch sử việc công thần bị tội oan được minh oan không phải hiếm, nhưng thử hỏi từ cổ chí kim, từ đông sang tây có trường hợp nào một tội thần bị giết, tịch thu gia sản năm trước năm sau lại được phong “đệ nhất công thần”? Trường hợp Lê Lai lúc bị kết tội đă là Tư Mă, năm sau được minh oan được tặng Thiếu úy (thấp hơn chức Tư Mă nhiều bậc!) cũng là điều vô lư! Hơn nữa gia đ́nh Lê Lai có quá tŕnh cống hiến, được phong tặng chức tước liên tục từ đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cho đến các đời vua Lê không hề có dấu hiệu nào cho thấy con cháu Lê Lai bị ngược đăi v́ “cha, ông có tội”! (Triều Lê cũng có trường hợp đại công thần Nguyễn Trăi bị ghép tội, bị h́nh phạt “tru di tam tộc”, sau được minh oan, phục hồi mọi chức tước nhưng cũng phải sau 20 năm với ba đời vua).
Cho đến trước lúc qua đời, Lê Lợi c̣n nhớ đến việc đền đáp công ơn của Lê Lai. Việt sử toàn thư (Phạm Văn Sơn – cơ sở xuất bản Đại nam -trang 360) chép: “Lê Lợi hứa rằng sau này ḿnh chết con cháu phải cúng giỗ Lê Lai trước. Ngày 22 tháng 8 năm Quư Sửu, vua Lê Thái Tổ mất nên ngày 21 là ngày kỷ niệm Lê Lai. Sau này mới có câu: hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi là v́ việc này” (một sô cuốn sử khác cũng chép điều tương tự). Riêng ông Nguyễn Dư lại có cách nhận định khác: “Dân gian đặt câu: “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” cũng không ngoài mục đích phục hồi danh dự cho Lê Lai bị giết oan, góp phần làm đẹp thêm trang sử (? ). Nhân danh “người yêu sử” mà có lập luận như thế quả là “hết biết”!
Về đoạn tờ 27 trang 10 Toàn thư chép Tư Mă Lê Lai bị giết, tịch thu gia sản…th́ Thông sử lại chép; “Viên Tư Mă là Lê…(*1) cậycó chiến công (tờ 31a) thường thốt ra những lời khinh nhờn.Vua sai giết chết, tịch thu gia sản”. Viên Thiên hộ là Lư Vân và ṭng nhân là Bùi Vĩnh lấy trộm muối chở vào thành Chí Linh, ngài cũng sai giết cả và đều tịch thu gia sản.” Cuối trang, tác giả ghi chú như sau: “(*1) Đây là tên người, nhưng chính bản chỉ chép một chữ “Lê” (họ Lê) mà bên dưới bỏ trắng khoản một chữ. Vậy không biết viên này tên là ǵ?” (nguồn LSYH HXH tập 2).
Sách Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn-1881) cũng chép phần Lê Lợi sau khi lên ngôi Hoàng đế ngay năm Thuận Thiên thứ nhất, tháng giêng đă xét khen thưởng hậu hĩnh cho các công thần Lũng Nhai trong đó có Lê Lai như Thông Sử, có bổ sung thêm nội dung lời thề cất trong “ḥm vàng”: “Lê Lai đổi áo bào, chịu chết thay ta. Để tỏ ḷng báo đáp, mai sau nếu ta không nhớ nghỉ đến công ấy th́ nguyện nơi hành điện sẽ thành rừng núi, quả ấn báu sẽ hóa cục đồng, thanh thần kiếm sẽ thành dao binh”.
Hai ông Duy, Dư cũng thừa nhận thực tế có sự ghi chép khác nhau về sự kiện Lê Lai giữa Toàn Thư và các cuốn sử đời sau và giải thích: “Điều đáng ngạc nhiên là sử gia các đời về sau đều chép truyện Lê Lai liều ḿnh cứu chúa. Trong khi nhóm sử thần nhà Lê lại không ghi chuyện này. Trong Đại Việt Sử Kư Toàn Thư phần bản kỷ, quyển số 10, trang 27b chỉ thấy chép: “Ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427) giết Tư Mă Lê Lai, tịch thu gia sản v́ Lai cậy có chiến công nói năng khinh mạn” C̣n tại sao các sử gia như Lê Quư Đôn, Trần Trọng Kim và ngay cả vua Tự Đức (cùng Quốc sử quán triều Nguyễn và nhiều sử gia khác…TDT) không ghi việc Lê Lợi giết Lê Lai năm 1427 là v́ họ đă cho quân Minh bắt và giết Lê Lai ngay lần cứu chúa vào năm 1419 rồi c̣n đâu nữa? “Phân tích như trên là quá đơn giản, mới dừng ở hiện tượng chưa đi vào bản chất vấn đề, người viết bài này xin trở lại câu hỏi hóc búa này ở đoạn cuối bài viết.