Đôi khi chúng ta chải răng có chút máu ở bàn chải. Bạn chớ có coi thường. Bởi v́ chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của nhiều chứng bệnh.
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Nguyên nhân là do cao răng, thiếu vitamin C, nội tiết, thuốc... trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do cao răng, đặc biệt cao răng nằm dưới lợi thường có màu đen do quá tŕnh lắng đọng hemoglobin mỗi khi chảy máu lợi và làm cho t́nh trạng viêm lợi nặng hơn.
Cao răng khi tồn tại lâu ngày làm cho xương không bám chắc vào răng dẫn đến tiêu xương và tụt lợi, lâu ngày sẽ dẫn tới bệnh viêm quanh răng, làm cho các răng bị tụt lợi và lung lay răng, thậm chí mất răng.
Bệnh tiểu đường
Căn bệnh về chuyển hóa liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu. Nếu không chữa trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thiếu vitamin C
Do thiếu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày, ngoài chảy máu chân răng, người bệnh c̣n gặp các triệu chứng như ngủ lịm, khó thở và đau xương.
Thiếu Vitamin K
Vitamin K có vai tṛ quan trọng trong việc đông máu, v́ thế quá ít vitamin này có thể dẫn đến chảy máu chân răng bất thường.
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Nguyễn Phú Ḥa – Giảng viên Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội cho biết, chảy máu chân răng c̣n là triệu chứng của nhiều bệnh nha khoa nguy hiểm. Khi hiện tượng này xuất hiện, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những hiểm họa không ngờ.
Những căn bệnh nha khoa khi bị chảy máu chân răng
Viêm lợi
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho các mảng bám, cao răng h́nh thành. Các mảng bám và cao răng ở lại trên răng gây kích thích lên lợi, chân răng. Theo thời gian, lợi trở nên sưng và chảy máu một cách dễ dàng.
Viêm chân răng
Đây là giai đoạn nặng của bệnh viêm lợi, thường xảy ra ở tuổi trung niên. Bệnh tiến triển âm thầm với dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là chảy máu chân răng. Ở giai đoạn nặng xuất hiện vôi đóng xung quanh chân răng, răng lung lay…
Áp xe chân răng
Áp xe răng là ổ mủ gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn ở phần trong của răng. Áp xe chân răng thường xảy ra như là kết quả của viêm hốc răng không được điều trị, hoặc răng bị thủng, vỡ cho phép vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong. Khi răng lợi liên tục đau nhói, chân răng chảy nhiều máu, người lên cơn sốt, sưng tấy vùng mặt là khi các túi áp xe trở nên trầm trọng.
Tiêu xương chân răng
Tiêu xương chân răng là sự suy giảm của xương ổ răng và xung quanh chân răng về mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích xương. Tiêu xương chân răng sẽ dẫn đến đồng thời khá nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt như tụt nướu, răng xô lệch, nghiêng vẹo, tiêu xương hàm, móm và khuôn mặt già đi nhiều hơn so với tuổi.
Răng lung lay, găy rụng
Răng bị lung lay đa phần có nguyên nhân do bệnh lư về nướu mà cụ thể là viêm nướu và viêm nha chu. Khi phần nướu bị viêm nhiễm nặng do h́nh thành các túi mủ sát chân răng th́ sẽ có xu hướng tách ra khỏi răng, không ôm sát chân răng nữa, chân răng như có xu hướng dài ra. Kèm theo đó là hiện tượng tiêu xương có thể xảy ra, lâu ngày có thể dẫn đến găy rụng răng.
Cách xử lư khi bị chảy máu chân răng
- Bạn nên khám răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cho bạn cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.
- Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng thêm nước muối sinh lư hoặc các nước súc miệng trị viêm nướu, bổ sung thêm Vitamin C để nướu được khỏe mạnh hơn.
- Về vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên chải răng ngay sau bữa ăn (trong khoảng 1 tiếng sau). Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có phần lông thật mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây ṃn răng.
- Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng thay v́ dùng tăm.