Cá là thực phẩm rất tốt dành cho chúng ta. Nghe được thông tin mật cá là một thần dược giúp thanh nhiệt, giải độc, làm sạch gan tuy nhiên sau khi ăn, người phụ nữ 51 tuổi lại phải nhập viện cấp cứu gấp v́ ngộ độc.
Mùa thu là thời điểm tốt nhất để ăn cá. Bất luận là cá nước ngọt hay cá nước biển đều rất giàu chất dinh dưỡng và thích hợp cho cơ thể hấp thu. Thậm chí trong cuốn sách “Hướng dẫn chế độ ăn uống của người Trung Quốc” năm 2016 có kiến nghị, người lớn mỗi tuần nên ăn từ 280 - 525g cá để có sức khỏe tốt.
Ăn mật cá mè trắng, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Có lợi là thế nhưng nếu bạn không nạp thực phẩm này đúng cách cũng gây hại cho cơ thể không kém th́ thuốc độc. Trường hợp tiêu biểu là cô Châu 51 tuổi (Hàng Châu, TQ) đă phải nhập viện cấp cứu v́ ăn cá bừa băi. Nghe nhiều người truyền miệng, cô Châu tin rằng ăn mật cá rất tốt cho sức khỏe giúp thanh nhiệt giải độc, làm sạch gan và sáng mắt, v́ vậy, khi có dịp đă ăn liền 20 cái mật cá mè trắng cùng lúc.
Lợi ích chưa thấy đâu nhưng chỉ sau 3 tiếng, cô Châu xuất hiện t́nh trạng ngộ độc thực phẩm nặng. Khi nhập viện, bác sĩ khám và cho biết chức năng gan đă bị tổn thương nặng, chỉ số men gan cao gấp 100 lần b́nh thường. Trải qua một đêm cấp cứu bài độc, cuối cùng cô Châu cũng thoát khỏi nguy hiểm.
Tại sao cô Châu ăn mật cá lại dẫn đến ngộ độc?
Nhiều người cho rằng “ăn mật cá có thể làm sáng mắt”, mà không biết rằng nếu ăn sai cách mật cá sẽ gây ngộ độc nặng. Các bác sĩ cho biết, mặc dù không phải tất cả các loại mật cá đều có độc, nhưng lại rất dễ nhiễm độc. Phải tùy vào t́nh h́nh bệnh nhân và loại mật cá tiêu thụ mới có biện pháp điều trị thích hợp nên tỷ lệ tử vong do ăn mật cá lên đến 20%, chỉ đứng sau “sát thủ” cá nóc.
Đối với người lớn, chỉ một vài gram mật có thể gây ngộ độc dù là ăn sống, nấu chín hay ngâm rượu. Mật cá là nơi cung cấp chính các loại men, enzyme và tetrodotoxin. Tetrodotoxin được coi là chất có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi,... Đặc biệt là cá trắm đen, trắm cỏ, cá mè, cá lô, cá chép, cá diếc… đều thuộc những loại cá có mật độc.
Mật cá trắm đen được ví như một "thần dược" chữa bệnh nhưng nguy cơ gây ngộ độc rất cao
V́ vậy, tốt nhất là loại bỏ tất cả túi mật cá khi chế biến. Nếu sau khi ăn cá trong ṿng 24 giờ xuất hiện t́nh trạng như: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, vàng da,… nhất định phải đến bệnh viện.
Ngoài ra c̣n những bộ phận sau đây của cá không nên ăn:
Năo cá
Cá nuôi càng lâu th́ hàm lượng kim loại nặng trong năo càng cao. Nếu ăn năo cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên ḿnh cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá. V́ vậy những người thích ăn đầu cá cần ghi nhớ, cá càng lớn tuổi th́ không nên ăn để tránh bị ngộ độc.
Do đó, lưu ư các quư bà nội trợ khi mua cá tốt nhất chọn những con có đầu nhỏ, khi ăn cá tốt nhất cũng không nên ăn đầu cá và da cá.
Những món ăn về cá luôn thơm ngon hấp dẫn lại nhiều dinh dưỡng. Từ xưa đến nay, cá vẫn là một loại thực phẩm quan trong được nhiều người ưa thích. Để phục vụ cho nhu cầu ẩm thực của các thực khách, các nhà hàng, các đầu bếp luôn chế biến ngày càng nhiều những món ăn mới về cá.
Món gỏi cá (sống) ăn vào dễ mắc bệnh sán lá gan
Không ít người rất thích thú với món gỏi cá, họ cho rằng gỏi cá sống tươi ngon. Nhưng thực tế th́ món gỏi cá sống rất dễ nhiễm bệnh sán lá gan, thậm chí dẫn đến ung thư gan.
Bệnh sán lá gan là loại bệnh về kí sinh trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Phần lớn người bệnh nhiễm bệnh sau khi ăn thủy sản có chứa ấu trùng sán lá gan, đặc biệt là ăn đồ sống hoặc một số cá, tôm, ốc…nước ngọt có tỷ lệ bị nhiễm sán lá gan cao.
Nhiều người cho rằng khi ăn gỏi cá nhúng qua chanh, dấm và mù tạt…là có thể diệt được kí sinh trùng và vi khuẩn trong đó. Nhưng thực ra, các gia vị như x́ dầu, dấm, mù tạt, rượu…đều không dễ tiêu diệt chúng.
Ngay cả khi thả miếng cá sống vào nước nóng, nếu thời gian nấu không đủ cũng rất khó để diệt được ấu trùng sán lá gan. V́ thế tốt nhất càng ít ăn gỏi cá sống càng tốt.
Bụng đói ăn cá có thể dẫn đến gút
Gút là căn bệnh gây ra do chứng rối loạn chuyển hóa purine. Hầu hết trong thành phần của cá hàm lượng purine đều khá cao. Nếu như ăn nhiều cá trong t́nh trạng bụng đói, do không đủ carbohydrate để phân giải, cơ thể dễ dẫn đến mất cân bằng axit, dẫn đến gut hoặc làm cho t́nh trạng gút trầm trọng hơn.
V́ vậy, tốt nhất trước khi ăn cá nên ăn một chút tinh bột, như cháo, ḿ, khoai môn…trong bữa ăn cũng nên ăn những thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, ngô, khoai tây… để giảm bớt tác hại của purine, phát huy được tác dụng tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Các món ăn từ cá là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn cá cần hiểu rơ về cá để tránh những tổn hại cho cơ thể mới thực sự đảm bảo ăn uống lành mạnh , có tác dụng tốt cho sức khỏe.