Ăn xong mà có cảm giác đầy hơi, đầy bụng th́ bạn cần đi khám ngay. Ăn xong mà có dấu hiệu này hăy đi khám ngay kẻo thần chết tới đón lúc nào chẳng hay - đừng chủ quan mà tự hại ḿnh nhé!
Khó tiêu, đầy hơi là một dấu hiệu mà người bệnh hay phàn nàn khi đi khám bệnh. Người ta cho rằng đây là dấu hiệu của dạ dày hay bị kích thích, hậu quả của rối loạn chức năng này liên quan đến những rối loạn vận động của dạ dày và hành tá tràng mà không có tổn thương thực thể của hai tạng này.
Triệu chứng ăn không tiêu không nên bỏ qua
Ăn không tiêu có thể xuất hiện thường xuyên hoặc từng đợt với một số triệu chứng điển h́nh như:
Sau mỗi bữa ăn thường có triệu chứng đầy bụng, no lâu do thức ăn không được tiêu hóa.
X́ hơi, ợ hơi mà vẫn không giảm được cảm giác đầy bụng.
Triệu chứng buồn nôn, miệng có vị chua nóng do acid trào ngược.
Có cảm giác như bao tử co thắt có tiếng “rột rột”, bụng nóng lên.
Xuất hiện cơn đau bụng âm ỉ kéo dài và xu hướng ngày một tăng.
Đặc biệt, khi xuất hiện những triệu chứng ăn không tiêu bất thường như: Nôn có máu, giảm thèm ăn, sụt cân quá mức, đầy bụng khó tiêu kéo dài trước khi ăn… th́ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Thông thường, chứng bệnh ăn không tiêu buồn nôn không quá nguy hiểm. Tuy nhiên trong trường hợp ăn không tiêu xuất phát từ các bệnh lư về đường tiêu hóa th́ người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.
Nguyên nhân ăn không tiêu mà nhiều người gặp phải:
Thói quen ăn uống: Nguyên nhân ăn không tiêu từ việc ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, nhất là nói chuyện trong khi ăn, gây nuốt nhiều không khí.Đặc biệt việc dung nạp lượng lượng lớn các món ăn nhiều dầu mỡ cũng gây “quá tải” dẫn đến t́nh trạng tiêu hóa khó khăn.
Không dung nạp lactose: Là t́nh trạng cơ thể không thể tiêu hóa được lactose, chất đường chính trong sữa dẫn tới ăn không tiêu buồn nôn.
Stress: Căng thẳng, mệt mỏi làm rối loạn quá tŕnh tiêu hóa b́nh thường là nguyên nhân gây ăn không tiêu.
Thuốc Tây: Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó tiêu, đầy hơi...
Bệnh lư: Một số bệnh lư về dạ dày gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất.
Ngoài ra, các bệnh về tuyến tụy, bệnh sỏi mật, viêm gan cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng gan-mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa.
Khắc phục thế nào?
Chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trong trường hợp người bệnh đau vùng thượng vị nhiều phải dùng thuốc trung ḥa dịch dạ dày, hoặc từng đợt ngắn ngày các thuốc chống bài tiết (do thầy thuốc thăm khám và chỉ định).
Khi người bệnh cảm giác ậm ạch nặng bụng nhiều, cần phải điều chỉnh chế độ ăn, ăn thành nhiều bữa, giảm lượng chất béo trong thức ăn, không uống rượu.
Nếu các biện pháp này không kết quả có thể cần dùng một số thuốc điều ḥa vận động dạ dày để làm tăng khả năng co bóp của dạ dày, tăng trương lực cơ thắt thực quản và phối hợp các thuốc hấp thụ hơi trong ruột (than hoạt, dimethicon...). Nếu có cảm giác nôn, buồn nôn nhiều thầy thuốc có thể cho dùng thuốc sunpiride triệu chứng này được cải thiện đáng kể.