Ng̣i nổ đă đưa đến xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1979 là cuộc chiến Campuchia trong đó cả hai bên đều có những mưu tính không thú nhận. Cuộc chiến khởi đầu tháng 4-1977 khi quân Khmer Đỏ, với sự hỗ trợ và xúi dục của Trung Quốc, tấn công các tỉnh biên giới phía Tây Nam. Cuối năm 1978 Việt Nam đem quân đánh chiếm Campuchia, lập nên chính quyền Heng Samrin – Hun Sen và chỉ rút quân năm 1989 trước áp lực quốc tế, đặc biệt là áp lực Trung Quốc.
Với thời gian người ta có thể nhận thấy là vào thời điểm 1977 chế độ Pol Pot là một gánh nặng cho Trung Quốc vào lúc mà Đặng Tiểu B́nh muốn t́m kiếm sự hợp tác của Hoa Kỳ và các nước dân chủ. Chế độ diệt chủng Pol Pot quá hung bạo và bị cả thế giới lên án như một bọn quỉ sứ, nhưng nó cũng là một chư hầu của Trung Quốc và v́ thế nó khiến Trung Quốc cũng bị lên án lây. C̣n ǵ tốt hơn cho Trung Quốc là chế độ Pol Pot bị Việt Nam tràn ngập?
Trung Quốc bớt được một gánh nặng và Việt Nam, kẻ thù đáng ghét nhất của Trung Quốc, bị thế giới nh́n như một mối nguy cho vùng Đông Nam Á và bị cô lâp. Ngược lại chế độ CSVN cũng muốn đánh gục chính quyền Pol Pot và dựng lên một chính quyền chư hầu tại Campuchia. Lúc đó những người lănh đạo cộng sản Việt Nam đang say men chiến thắng. Họ đặt điều kiện để cho phép Mỹ được b́nh thường hóa quan hệ với Việt Nam. Họ tưởng ḿnh vĩ đại, chủ nghĩa Mác-Lênin nhất định toàn thắng và sắp toàn thắng đến nơi, chủ nghĩa tư bản đang dẫy chết.
Ư đồ tái lập Liên Bang Đông Dương như một không gian Việt Nam nới rộng là có thực chứ không phải chỉ là một bịa đặt vu khống của Trung Quốc, dù danh xưng "Liên Bang Đông Dương" không được sử dụng. Trong những năm kế tiếp cuộc xâm lăng Campuchia không ngày nào các báo đài Việt Nam không đưa tin về "ba nước Đông Dương". Một định chế được thành lập và thường được nhắc tới là "Hội nghị ngoại trưởng ba nước Đông Dương". Cụm từ "ba nước Đông Dương" được đưa vào lời nói đầu của hiến pháp 1980 cùng cụm từ "bọn bá quyền Trung Quốc". Một danh xưng được đề nghị lúc đó là KALAVI (Kampuchia, Lào, Việt Nam) để chỉ thực thể bao gồm ba nước thay cho cụm từ Đông Dương.
Chính sách khôn ngoan cho Việt Nam vào lúc đó là chỉ đẩy lùi và đánh tê liệt quân Khmer Đỏ nhưng không tràn vào chiếm đóng Campuchia. Như thế Trung Quốc sẽ không khạc được khúc xương Khmer Đỏ và sẽ tiếp tục bị thế giới lên án như là quan thày của chế độ diệt chủng gớm ghiếc Pol Pot. Nhưng chính sách này ban lănh đạo ĐCSVN không hề nghĩ đến. Họ đang say men chiến thắng và tự đặt cho ḿnh sứ mạng cao cả là làm đội tiên phong kiên cường của phong trào cộng sản thế giới do Liên Xô lănh đạo mà theo họ thắng lợi đă gần kề. Hơn nữa họ cũng tin một cách mù quáng vào sức mạnh của Liên Xô và họ tin Liên Xô thừa sức che chở cho họ. Tháng 11-1978 Việt Nam gia nhập khối COMECON và kư hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô, một tháng sau quân Việt Nam tràn vào Campuchia. Các biến cố kế tiếp nhau theo một kế hoạch.
Vào thời điểm này tuy kinh tế Việt Nam đang suy sụp bi đát -trong các tiệm ăn người ta cân từng bát cơm- và Hoa Kỳ không c̣n sẵn sàng b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao không điều kiện nữa, nhưng niềm tin vào "chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng" vẫn c̣n nguyên vẹn v́ ảnh hưởng của Liên Xô vừa mở rộng một cách ngoạn mục. Trong ṿng năm năm, từ 1975 đến 1980, một loạt quốc gia theo nhau rơi vào quỹ đạo Liên Xô -Việt Nam, Lào, Somalia, Yemen, Ethiopia, Grenada, Nicaragua, Angola, Afghanistan… Chính sự ph́nh to này đă khiến Liên Xô kiệt quệ và sụp đổ nhanh chóng sau đó nhưng trong nhất thời nó khiến ban lănh đạo cộng sản Việt Nam mê cuồng đến mất trí.
Trong khi đó Trung Quốc dưới Đặng Tiểu B́nh, ngược lại, dồn mọi cố gắng để tranh thủ sự hợp tác của phương Tây và khai thác triệt để thái độ hung hăng đắc thắng của Việt Nam để xuất hiện như một lực lượng bảo vệ ḥa b́nh tối cần thiết tại Đông Nam Á. Đặng Tiểu B́nh không ngần ngại tuyên bố "Trung Quốc là NATO ở phương Đông, Việt Nam là Cuba ở phương Đông". Thực tế đă cho thấy Trung Quốc khôn ngoan bao nhiêu th́ Việt Nam khờ dại bấy nhiêu. Khi Trung Quốc tấn công Việt Nam tháng 2.1979, trừ Liên Xô và một vài đồng minh, thế giới gần như cho rằng đây là hành động đúng và cần thiết.
Nguồn: Thông Luận
16-2-2019