Hà Nội ngày nay là một thành phố thất bại hoàn toàn, c̣n Seoul Hàn Quốc?
Các triều đại phong kiến và ngay cả những nhà nước hiện đại Á Đông luôn luôn coi trọng vị trí đặt kinh đô – trung tâm quyền lực chính trị như một yếu tố tiên quyết cho vận mệnh đất nước, vận hội dân tộc. Trong suốt năm thế kỷ, Seoul là kinh đô của nhà Triều Tiên – vương triều Khổng giáo kéo dài nhất trong lịch sử Hàn Quốc (và thế giới), nay lại tiếp tục được chọn làm thủ đô của nước Hàn Quốc mới, v́ vậy địa điểm này không thể xem thường. Trong bài này ta cùng t́m hiểu lí do tại sao người Hàn chọn nơi đây làm trung tâm đất nước
Nói người th́ phải nghĩ đến ta trước. Hà Nội ngày nay là một thành phố thất bại hoàn toàn về mặt quy hoạch và quản lư đô thị, tuy mảnh đất này lại rất hợp với sứ mệnh làm thủ đô. Những nhà nước chọn nơi đây để đặt các cơ quan đầu năo th́ bét bảng cũng tồn tại được xấp xỉ 70 năm như nhà Mạc với người Pháp. C̣n hễ cứ định đô ở nơi nào khác th́ quyền lực cũng chỉ có trong tay được 80 năm như nhà Nguyễn là nhiều. Hai câu trên tiêu đề là lấy nguyên văn trong Thiên đô chiếu của Lư Thái Tổ dịch sát nghĩa là: “Chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước”
Dịp ngh́n năm Thăng Long, khi mà bài chiếu này được nhắc đi nhắc lại, đă có nhiều người chỉ trích cách sách giáo khoa và nhiều nơi dịch thành: “Đă đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nh́n sông dựa núi”
Cách dịch này th́ vần điệu hơn nhưng hiểu chưa chuẩn nghĩa câu nguyên bản. V́ ư của tác giả chỉ là vùng đất này có núi, có sông (ở xa xa) c̣n thực ra “Thăng Long là đất trống, bị đánh cả bốn mặt” (Nguyễn Huệ) nên là đất đồng bằng, không có núi mà dựa. Thế dựa lưng vào núi là thế thủ, hợp để xây lăng mộ, đền chùa chứ không phải lựa chọn tối ưu cho kinh thành, nơi tập trung phát triển giao thương buôn bán. Ta sẽ thấy những điều này trong các ví dụ về Hàn Quốc dưới đây.
Seoul cách Pyongyang (B́nh Nhưỡng) chỉ 193.60 km, , chưa đầy sáu chục cây từ Seoul đến Khu giới tuyến phi quân sự! Nếu bắn tên lửa từ biên giới th́ dù quân đội Mỹ Hàn có ba đầu sáu tay cũng không thể bảo vệ Seoul khỏi bị hủy diệt.
Khổng Tử đă nói: “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận” nên chúng ta sẽ xuất phát từ phần tên gọi trước. Seoul là thành phố hiếm hoi ở Hàn Quốc không có tên chữ Hán. Giống như ở ta, tên làng bao giờ cũng có tên Nôm và tên chữ (Hán), tên tỉnh th́ thường là Hán Việt (trừ mấy tỉnh Tây Nguyên), địa danh ở Hàn Quốc cũng thường tên chữ Hán, duy có Seoul là chỉ tên tiếng Hàn. Từ Seoul là do dân gian gọi, giống như ngày xưa các cụ quen gọi Hà Nội là “Kẻ chợ” vậy. Tên tiếng Hán của Seoul th́ rất nhiều, phổ biến nhất là Hán Thành (Hansong) hoặc Hán Dương (Hanyang).
Lư Thành Quế cướp ngôi nhà Cao Ly năm 1392 th́ hai năm sau ông quyết định dời đô từ Khai Thành (Kaesong) về Hán Thành (Hansong). Ngày nay cố đô Kaesong nằm trên lănh thổ Cộng ḥa dân chủ nhân dân Triều Tiên và có khu công nghiệp Kaesong quanh năm bị dọa đóng cửa mà ta vẫn hay thấy trên thời sự. Trong báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên tại Đại hội Đảng lần thứ sáu (1980), chủ tịch Kim Nhật Thành tŕnh bày kế hoạch về nước Triều Tiên thống nhất sẽ có tên là Cộng ḥa liên bang dân chủ Cao Ly và thủ đô dự kiến sẽ đặt tại Kaesong là nơi nằm chính giữa hai miền.
Khi chiến tranh liên Triều nổ ra th́ cả hai bên đều muốn chiếm được Seoul bằng mọi giá do nó án ngữ chính giữa đất nước, chỉ trong ba năm mà thành phố này đổi chủ đến mấy lần. V́ vậy mới có chuyện cả phố khúm núm, sợ sệt một nhà có người là Quân đỏ khi quân đội miền Bắc đang chiếm đóng rồi chỉ mấy hôm sau đă lên mặt chửi bới, sỉ nhục người ta khi quân miền Nam tiến vào, được dăm bữa nửa tháng quân miền Bắc quay lại th́ tranh nhau trốn với nấp.
Sau đ́nh chiến, Kaesong là thành phố duy nhất miền Bắc giành được từ tay quân miền Nam. Thất bại trong việc lấy Seoul nên chính quyền miền Bắc đành phải chọn B́nh Nhưỡng làm thủ đô. Dù sao B́nh Nhưỡng cũng đă từng là kinh đô của vương quốc Cao Câu Ly từ ngày xửa ngày xưa và là nơi nhà Đường đặt cơ quan của An Đông đô hộ phủ. Phong thủy của người Hán th́ chắc cũng tin được, chính vua Lư Thái Tổ nhà ta cũng chọn Đại La là nhờ tham khảo Cao Biền cơ mà.
Vậy c̣n địa thế của mảnh đất Hán Thành có ǵ xứng đáng để chọn làm kinh đô của một triều đại mới? Seoul có ǵ hơn Kaesong để Lư Thành Quế phải chuyển đi (cách đấy có 60 cây số)
Khi t́m chỗ đất tốt để xây một công tŕnh, đặc biệt là cho nhà vua và hoàng tộc, ta thường nghe đến Long mạch.
Vậy long mạch là ǵ? Long là con vật tưởng tượng mang lại điềm lành theo thần thoại Trung Hoa, c̣n mạch (脈) cũng như huyệt (穴) là hai thuật ngữ dùng trong phong thủy được mượn từ Đông y. Mạch là đường ống dẫn máu trong cơ thể con người, dẫn nhựa trong thân thực vật, dẫn nước dưới ḷng đất, nhưng trong trường hợp này là đường vận chuyển một dạng vật chất đặc biệt gọi là khí.
Khí được nhắc đến trong phong thủy có ba đặc điểm chính như sau:
1. Vô h́nh
2. Chạy ngầm dưới mặt đất, tùy địa h́nh mà tụ lại hay tản ra
3. Con người ḥa hợp với tự nhiên thông qua công cụ là khí
V́ vậy long mạch là đường dẫn sinh khí dưới mặt đất được h́nh thành tự nhiên, uốn lượn uyển chuyển như con rồng. Người ta cho rằng khí thường tụ lại ở các quả núi v́ núi tượng trưng cho cái tĩnh, sự vững chắc, trường tồn cùng thời gian nên long mạch cũng thường nằm trong núi. Đi cùng với núi là sông, tức là nguồn nước. Khoan nói về sự vận hành của khí theo ḍng chảy, ta dễ dàng thấy rằng đô thị nào cũng phải có một con sông để cung cấp nước uống và giải quyết nước thải. Tóm lại, mảnh đất đẹp cần phải có núi, có sông mà hợp lư nhất phải là minh đường tụ thủy, hậu đường tọa sơn (nôm na: phía trước có nước, phía sau có núi). Núi sông bao bọc th́ rơ rồi nhưng thế nào là đẹp?
Một điều nữa cần biết đó là về bốn hướng có bốn vị thần trấn giữ thể hiện bằng bốn con vật linh gọi là tứ tượng: Huyền Vũ – con rùa đen – phương Bắc, Chu Tước – con phượng đỏ – phương Nam, Thanh Long – con rồng xanh – phương Đông, Bạch Hổ – con hổ trắng – phương Tây. Trong mô h́nh trên Thiếu Tổ Sơn là Huyền Vũ, Án Sơn là Chu Tước, Tả tí gọi cách khác là Tả Thanh Long và Hữu tí gọi cách khác là Hữu Bạch Hổ.
Lấy Cần Chính Điện làm tâm điểm của khu vực trung tâm là Cảnh Phúc Cung), vẽ hai trục Bắc-Nam và Đông-Tây ta mau chóng nhận ra ư đồ của các kiến trúc sư. So sánh với sơ đồ lư thuyết ở trên sẽ thấy tất cả các vị trí hoàn toàn trùng khớp. Minh đường được bảo vệ bởi bốn ngọn núi ṿng trong là Bắc Nhạc, Lạc Sơn, Nhân Vương và Nam Sơn. Thủy th́ có Hán Giang ở ngoài và Thanh Khê Xuyên dẫn nước chạy ngay sát cung điện. Chính v́ vậy mà người ta phải đào lên trả lại Thanh Khê Xuyên như nó vốn có là để khơi thông ḍng khí kết nối cả quần thể thành một khối hoàn chỉnh.
Nếu phân tích tiếp cố đô Khai Thành th́ kết quả th́ cũng hoàn toàn giống như Hán Thành. Cũng hai ṿng núi trong núi ngoài, minh đường tụ thủy thậm chí c̣n chuẩn xác hơn Hán Thành rất nhiều. V́ vậy Triều Tiên Thái Tổ dời đô sang Hán Thành cốt là muốn t́m một mảnh đất mới, xây dựng cung điện mới chẳng qua v́ cung điện cũ của nhà Cao Ly đă bị quân khởi nghĩa Khăn Đỏ bên Tàu kéo sang phá hủy hoàn toàn mà thôi.
Kinh thành mới nhưng vẫn dựa trên quan điểm phong thủy cũ. Điểm khác nhau cơ bản là Hán Thành quay hướng Nam c̣n Khai Thành quay hướng Đông Nam. Hướng Nam là hướng dành cho thiên tử, mà đă nói là Triều Tiên không hợp mệnh đế nên như ta đă biết ở bài trước, Cảnh Phúc Cung cũng có số phận không tốt đẹp hơn là bao. Nh́n vào trục dọc trong h́nh ta thấy, v́ muốn chọn hướng chính Nam mà nó không đi qua các đỉnh núi ở hướng Bắc-Nam nên đẹp mà chưa trọn vẹn.
Vả lại thế đất này dựa dẫm vào quá nhiều núi, có một nhược điểm là nó c̣n phải hợp tuổi hợp hướng, đời này thịnh, đời sau chưa chắc. Triều đại này, ḍng họ này vượng c̣n triều khác, họ khác lại không.
Muốn chọn “nơi thượng đô kinh sư măi muôn đời” th́ phải là vùng “ở giữa khu vực trời đất”, bằng phẳng, rộng thoáng, không phải là kinh đô của vua mà là kinh đô của dân, các thủ đô cả trăm cả ngh́n tuổi bên Tây bên Tàu đều chung đặc điểm như vậy.
Tuy nhiên hậu thế Hàn Quốc đă nghiên cứu khoa học hơn, đúc rút kinh nghiệm từ tổ tiên, chính phủ Đại Hàn Dân Quốc đang tiến hành dời thủ đô từ Seoul về một thành phố được xây mới hoàn toàn đặt tên là Sejong (Thế Tông) ở xa hơn về phía nam.
Vị trí của Seoul quá nguy hiểm khi có chiến tranh nổ ra, v́ vậy mục tiêu của thủ đô mới là quy hoạch lại một cách khoa học trụ sở các cơ quan đầu năo (theo phong thủy), đảm bảo an toàn cho chính quyền trong mọi t́nh huống và giảm tải áp lực đô thị hóa khủng khiếp đang đè nặng lên Seoul.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.