Tai nghe không dây có thực sự gây ung thư như nhiều bài báo nói? Tai nghe không dây Bluetooth hiện nay đang dính nghi án làm tăng nguy cơ ung thư khiến nhiều người lo ngại. Câu chuyện này không mới nhưng thời gian gần đây luôn bị nghi ngờ dồn dập.
Mạng Internet ngày nay thường xuyên dậy sóng bởi những lo lắng sức khỏe xung quanh mối nguy hiểm từ sản phẩm công nghệ, tai nghe không dây được cảnh báo làm tăng nguy cơ ung thư là một ví dụ.
Rất nhiều bài báo trước đây tuyên bố rằng thiết bị nhỏ bé này có thể "bơm" bức xạ vào não bạn. GS.TS sinh hóa Jerry Phillips (Đại học Colorado ở Colorado Springs) nói rằng ông khá lo ngại vì vị trí đặt tai nghe không dây trong ống tai bởi vị trí của chúng trong ống tai làm cho các mô trong đầu có mức phóng xạ tần số vô tuyến tương đối cao.
Tai nghe không dây được cảnh báo làm tăng nguy cơ ung thư.
Bài báo cũng chỉ ra rằng Phillips không phải là người duy nhất đặt ra sự lo ngại các thiết bị Bluetooth không dây khi có đến 250 nhà nghiên cứu từ hơn 40 quốc gia gửi tới Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới bày tỏ mối lo ngại này.
Trước khi hoảng hốt và sợ hãi, hãy nhìn vào sự thật! Những bài phản ánh ấy không đề cập tên của chiếc AirPods, thậm chí là tên của tai nghe không dây. Thay vào đó, bài báo này bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng của người dùng về các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn của công nghệ điện từ trường không ion hóa (EMF), được sử dụng bởi tất cả các thiết bị Bluetooth.
Bản kiến nghị cũng không mới. Mối lo ngại về tai nghe không dây xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2015 và được cập nhật lần cuối vào ngày 1/1 năm nay. Tai nghe không dây chỉ là một thứ trong số những thiết bị không dây khác như điện thoại dị động , wifi, ăng-ten phát sóng, đồng hồ thông minh, màn hình nhỏ…
GS.TS Ken Foster (chuyên kỹ thuật sinh học tại Đại học Pennsylvania, nơi nghiên cứu liên quan đến sự an toàn của trường điện từ) cho hay, mối lo lắng tai nghe không dây làm tăng nguy cơ ung thư hoàn toàn không có căn cứ.
Đúng là tai nghe Bluetooth không dây phát ra bức xạ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có bất kỳ nghiên cứu nào đưa ra tiêu chuẩn an toàn cho lượng bức xạ có thể phát ra từ các thiết bị tiêu dùng và các thiết bị Bluetooth ở dưới mức đó ngay cả khi đặt trực tiếp vào da. Thêm vào đó, Foster chỉ ra, ăng-ten AirPod thực sự nhận và truyền sóng vô tuyến không phải bên trong ống tai mà ở ngay bên ngoài và kéo dài xuống dưới tai.
Foster chỉ ra rằng, các thiết bị Bluetooth cũng phát ra ít bức xạ hơn điện thoại di động, chỉ khoảng 1/10 hoặc ít hơn. Nếu bạn cũng sử dụng điện thoại di động hàng ngày, thì thật kỳ lạ khi lo lắng về những mối nguy hiểm của những chiếc tai nghe này. Đúng là nếu bạn sử dụng chúng hàng giờ mỗi ngày để nghe nhạc hoặc podcast thì sự tiếp xúc có thể tăng lên. Nhưng nếu bạn đang sử dụng chúng chủ yếu để trò chuyện qua điện thoại thì chúng là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn giảm nhiễm xạ điện từ.
Vị chuyên gia này khuyên, nếu quá cẩn thận, bạn chỉ cần ngừng sử dụng tai nghe không dây nhưng đừng quên vẫn có nguy cơ nhận được sự tiếp xúc điện từ trường tương tự từ điện thoại di động cũng như các thiết bị Bluetooth khác.
Năm ngoái, liên kết đề xuất của tiểu bang California đã mở ra một trang mới cho những người muốn giảm tiếp xúc với bức xạ điện thoại di động. Các hướng dẫn cho hay, một số thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu sức khỏe con người đã cho thấy sử dụng điện thoại di động lâu dài có thể liên quan đến một số loại ung thư và những vấn đề sức khỏe khác.
Giới chuyên gia khuyên bạn nên để điện thoại cách xa cơ thể khi họ không sử dụng, ngủ với điện thoại cách xa giường và sử dụng tai nghe để thực hiện các cuộc gọi điện thoại. Họ chỉ ra rằng các thiết bị Bluetooth cũng phát ra bức xạ (ở mức thấp hơn điện thoại di động) và các thiết bị không dây nên được loại bỏ khỏi đầu và tai khi không sử dụng. Dù bạn sử dụng loại tai nghe nào, điều quan trọng là phải đề phòng những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra ngay lập tức hơn là lượng phóng xạ nhỏ.