Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lănh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu chính phủ Trung Hoa Dân quốc từ năm 1928 đến 1949. Ông là kẻ thù của những người cộng sản Trung Quốc.
Đây là tiết lộ lư do không ngờ khiến Trung Quốc "vồ hụt" Tưởng Giới Thạch.
Do không nhận được chỉ thị từ trung ương nên Hồng Học Trí và Diệp Kiếm Anh không dám ra lệnh đưa máy bay chiến đấu ép hạ cạnh hoặc bắn hạ máy bay chở Tưởng Giới Thạch từ Thành Đô qua Quảng Châu để tới Đài Loan.
Ngày 29.8.1949, gần nơi ở của Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh có tiếng súng, ngày hôm sau, ông vội vă chạy đến Thành Đô. Ngày 20.12, vùng lân cận nơi ở của Tưởng Giới Thạch tại Trường Sĩ quan Trung ương lại xuất hiện “nhân vật khả nghi”, cho nên Tưởng hoang mang lên máy bay chạy từ Quảng Đông ra Đài Loan.
Tưởng Giới Thạch.
Lúc này, Quảng Châu đă được giải phóng, binh đoàn 15 của quân giải phóng đă tiếp quản sân bay Quảng Châu nhưng sân bay vẫn giữ nhân viên quốc dân đảng. Tưởng Giới Thạch từ sân bay Phượng Hoàng Sơn ở Thành Đô bay tới, nhân viên sân bay Thành Đô và sân bay Quảng Châu liên hệ để nắm t́nh h́nh thời tiết tại phía Quảng Châu. Do họ cùng một hệ thống nên rất quen thuộc nhau, sân bay Quảng Châu hỏi: “Máy bay của ai đó?”, phía Thành Đô trả lời: “Là Tưởng Giới Thạch, 2 giờ chiều sẽ từ Thành Đô cất cánh, khoảng 3 giờ đến vùng trời Quảng Châu, trực tiếp bay ra Đài Loan”.
Sân bay Quảng Châu nhận được tin t́nh báo này, lập tức báo lên Hồng Học Trí (Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng binh đoàn 15). Ư kiến của người phụ trách tiếp quản sân bay Quang Châu là: Một là dùng máy bay chiến đấu ép máy bay của Tưởng Giới Thạch hạ cánh, hai là dứt khoát bắn hạ.
Hồng Học Trí gọi họ lên hỏi khả năng thực hiện thế nào. Những người tiếp quản sân bay nói “sân bay hiện có máy bay chiến đấu và cũng có phi công giỏi. Trong phi công có một người vốn là một trong ‘tứ đại kim cương’ của không quân Quốc Dân đảng, kỹ thuật bay rất tốt. Anh ta nói không thành vấn đề, tích cực yêu cầu chấp hành nhiệm vụ đặc biệt này, tranh thủ lập công. Nếu đánh chặn không thành, chúng ta sẽ dùng pháo cao xạ bắn hạ máy bay”. Do vậy, Hồng Học Trí đi t́m Diệp Kiếm Anh (khi đó là Tư lệnh kiêm Chính ủy binh đoàn 15).
Diệp Kiếm Anh nghe xong báo cáo, im lặng suy nghĩ giây lát rồi nói: “Đây là việc lớn”. Hồng Học Trí nói: “Có chỗ giống sự biến Tây An”. Diệp Kiếm Anh nói: “Nên để ông ta xuống xem sao”. Hồng Học Trí nói: “Vậy phải làm thế nào”. Diệp Kiếm Anh nói: “Cần phải thỉnh thị trung ương. Như thế này, anh báo cáo sự việc này lên trung ương. Chúng ta ư kiến là dùng máy bay chiến đấu ép hạ cánh hoặc là bắn hạ”.
Nhưng đợi măi không thấy chỉ thị của trung ương, đến khi máy bay của Tưởng sắp bay tới, sân bay không ngừng điện thoại hỏi. Hồng Học Trí cũng vội vàng t́m Diệp Kiếm Anh bàn bạc. Diệp Kiếm Anh hỏi: “Bắc Kinh có hồi âm không?”
- Chưa thấy ǵ.
- Không có th́ không thể làm!
- Dứt khoát tiền trảm hậu tấu, trước tiên bắt xuống rồi nói sau.
- Như vậy cũng không thể được.
- Để tên tội phạm chiến tranh đầu sỏ chạy mất, quá đáng tiếc.
- Đáng tiếc cũng được, không đáng tiếc cũng được, dù sao trung ương không có hồi âm th́ không thể làm.
- Chúng ta chỉ là chặn xuống, không làm tổn hại ông ta.
Diệp Kiếm Anh vẫn lắc đầu nói: “Việc này cũng không thể làm”.
Không có phê chuẩn của trung ương, Diệp Kiếm Anh không đồng ư đánh máy bay của Tưởng Giới Thạch. Bởi thế máy bay của Tưởng Giới Thạch đă bay qua an toàn.