Vào bếp chỉ cần nắm rõ những mẹo vặt dưới đây thì việc nào cũng trở nên đơn giản. Quan trọng nhất vẫn là việc bảo quản thực phẩm. Dù đã làm chín hay chưa thì việc bảo quản phải tránh hêt những sai lầm.
1. Để thức ăn chín ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ: điều này có thể khiến vi khuẩn tấn công thực phẩm. Vì vậy, tuyệt đối không nên vi phạm quy tắc 2 giờ vì thức ăn ở nhiệt độ phòng sau khoảng thời này là đủ để vi khuẩn tấn công, thậm chí có thể gây ngộ độc. Có một số vi khuẩn, nếu được nhân lên tạo ra độc tố không thể tiêu diệt được bằng cách hâm nóng thức ăn. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị việc thưởng thức bữa ăn ngay sau khi vừa chế biến xong.
2. Để thức ăn thừa trong tủ lạnh quá lâu: Bạn có biết rằng, thực phẩm nấu chín chỉ sử dụng tối đa từ 3 đến 4 ngày sau đó. Nếu không sử dụng, hãy bảo quản ở ngăn đông lạnh. Thức ăn cất trữ trong tủ đông cũng nên sử dụng tối đa từ 3 đến 4 tháng để giữ được độ tươi và chất lượng tốt nhất.
3. Nhiệt độ tủ lạnh không thích hợp: Chuyên gia nói rằng việc đặt tủ lạnh ở nhiệt độ chính xác là rất quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn đối với thực phẩm và bệnh từ thực phẩm. Nhiệt độ tiêu chuẩn là 4.4 độ C hoặc thấp hơn. Vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm sẽ bắt đầu sinh sôi và nhân lên ở nhiệt độ trên 4.4 độ C.
4. Không bảo quản thức ăn trong hộp kín: Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, bạn nên bọc thức ăn thừa trong bao bì kín hoặc tốt nhất là hộp chuyên đựng thức ăn. Điều này giúp ngăn cách vi khuẩn bên ngoài, giữ độ ẩm và ngăn không cho thức ăn thừa bốc mùi sang các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
5. Sử dụng hộp nhựa có mùi để bảo quản thực phẩm: Không giống như thủy tinh, hộp nhựa thực sự có thể hấp thụ hương vị của thực phẩm cay nồng theo thời gian. Giống như vết bẩn, mùi cũng có thể không bao giờ tan biến, điều đó có nghĩa là bất kỳ thức ăn thừa mới nào bạn lưu trữ trong đó có thể bị thay đổi hương vị, thậm chí là rất khó chịu.
6. Hâm nóng nước sốt và súp trong lò vi sóng: Thói quen này có thể khiến nước sốt khô hơn và súp hoặc nước sốt có thể phát nổ khi ở trong lò vi sóng.
7. Hâm nóng thức ăn thừa không đúng cách: Mỗi món ăn đều có thời gian hâm nóng khác nhau, phụ thuộc vào kết cấu và nguyên liệu có trong đó.
8. Bảo quản thực phẩm tươi sống lẫn với thực phẩm chín: Thói quen này có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe nếu nước từ thực phẩm sống lẫn vào thức ăn đã làm chín. Vì vậy, cần có ngăn riêng biệt hoặc để thực phẩm chín lên ngăn bên trên.