Không khó để có thể sở hữu 1 chiếc smartphone như ư thế nhưng hầu hết không phải ai cũng biết dùng thiết bị này đúng cách. Hiện nay có khá nhiều trường hợp chết người khi sử dụng smartphone đó chính là vừa sạc vừa sử dụng. Dưới đây là 1 số trường hợp cụ thể.
Hàng loạt vụ tai nạn xảy ra v́ sử dụng smartphone trong lúc đang cắm sạc
Trong thời gian gần đây, liên tục những vụ tai nạn chết người xảy ra tại Việt Nam v́ sử dụng smartphone trong lúc đang cắm sạc.
Gần đây nhất là trường hợp xảy ra tại huyện Đam Rông (Lâm Đồng), khi người dân phát hiện Phạm Thế T. (18 tuổi, hộ khẩu thường trú tại xă Phước Hưng, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tử vong bên cạnh chiếc điện thoại hiệu iPhone bị nổ, cháy xém. Nguyên nhân ban đầu được xác định thanh niên này vừa sử dụng điện thoại vừa sạc pin, điện thoại bất ngờ phát nổ khiến nạn nhân bị chấn thương nặng sau đó tử vong.
Trước đó, vào ngày 30/9, một vụ tai nạn tương tự đă xảy ra tại huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngăi), khiến cho L.V.G chết trên giường ngủ. Bên cạnh G. là chiếc điện thoại đang cắm sạc bị cháy đen, trên ngực và bàn tay nạn nhân cũng có vết cháy. Kết quả điều tra cho thấy L.V.G sử dụng điện thoại trong lúc đang cắm sạc và thiết bị đă phát nổ khiến nạn nhân bị giật điện tử vong.
Trên thực tế, không phải chỉ trong thời gian gần đây mà trước đó, đă có khá nhiều trường hợp ghi nhận bị điện giật do sử dụng điện thoại di động khi đang cắm sạc tại Việt Nam nói riêng và tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó có không ít trường hợp dẫn đến tử vong.
Ngoài hai trường hợp kể trên, hồi đầu tháng 7 vừa qua, Phùng Văn C. (sinh năm 1998), trú tại thôn Nà Làng (xă Thanh Ḷa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) sử dụng điện thoại di động đang cắm sạc để nhắn tin trao đổi với người thân th́ chiếc điện thoại bất ngờ phát nổ, rơi xuống ngực làm anh C. bị thương. Ngay sau khi phát hiện sự việc, người thân đă đưa anh C. đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên nạn nhân đă tử vong.
Hay hồi cuối tháng 2, một bệnh nhân 13 tuổi sống tại Nghệ An đă phải nhập viện tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) khi chiếc iPhone mà cậu bé này đang sử dụng bất ngờ phát nổ, khiến nạn nhân bị dập nát bàn tay và bị thương nghiêm trọng cả 2 mắt. Vụ nổ xảy ra khi chiếc iPhone đang cắm sạc pin.
Gần đây nhất, vào ngày 30/9 vừa qua, Alua Asetkyzy Abzalbek, 14 tuổi, sống tại ngôi làng Bastobe (Kazakhstan) cũng đă tử vong khi nghe nhạc bằng tai phone trên chiếc smartphone đang cắm sạc pin th́ chiếc điện thoại này bất ngờ phát nổ, khiến Abzalbek bị thương nghiêm trọng ở đầu và tử vong sau đó tại bệnh viện.
Sử dụng smartphone khi đang sạc - Thói quen nguy hiểm
Những trường hợp kể trên chỉ là một trong vài trường hợp tai nạn xảy ra khi sử dụng smartphone đang cắm sạc. Vẫn c̣n khá nhiều vụ tai nạn khác đă được ghi nhận, với mức độ thiệt hại khác nhau, nhưng nh́n chung đều cho thấy rằng thói quen sử dụng điện thoại khi đang sạc là một thói quen nguy hiểm, tuy nhiên, ít người lại chú tâm đến và thường phớt lờ những nguy hiểm có thể xảy ra.
Các chuyên gia cho biết nguy cơ một người bị điện giật bởi smartphone, ngay cả khi thiết bị đang sạc, là rất thấp, bởi lẽ các thiết bị sạc thường có bộ phận đổi điện áp, nên có đầu ra điện áp thấp. Tuy nhiên, nếu dây cắm hở, đầu cắm bị lỗi hoặc v́ nhiều lư do khác nhau, th́ vẫn có thể gây nguy hiểm.
Ngày nay, nhiều loại smartphone, đặc biệt các mẫu smartphone cao cấp, thường trang bị lớp vỏ hoặc khung viền bằng kim loại, vừa giúp sản phẩm trở nên chắc chắn, lại tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế thiết kế này có thể gây nguy hiêm cho người dùng, bởi lẽ nếu nguồn sạc bị ṛ điện, ḍng điện có thể truyền qua lớp vỏ hoặc khung viền kim loại và nếu người dùng không hay biết có thể bị giật điện khi chạm tay vào điện thoại đang sạc.
Bên cạnh đó, việc sử dụng củ sạc và dây sạc không rơ nguồn gốc cũng ẩn chứa những nguy cơ bị điện giật khi sạc điện thoại. Ngày nay có thể dễ dàng mua các loại dây sạc cho smartphone trên thị trường, tuy nhiên nhiều người lại chọn các loại củ sạc, dây sạc không rơ nguồn gốc và trôi nổi v́ có giá rẻ, tuy nhiên, chất lượng của những loại dây sạc này th́ không đảm bảo và có thể gây nên hiện tượng ṛ điện, rất nguy hiểm cho người dùng.
Bên cạnh đó, tuổi thọ của pin và thay pin không rơ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng cũng là nguyên do có thể khiến pin trên smartphone phát nổ khi đang cắm sạc.
Nh́n chung, tai nạn giật điện khi sử dụng các thiết bị di động đang cắm sạc là khá hiếm, tuy nhiên, không phải là không xảy ra, do vậy để đề pḥng và giữ an toàn cho bản thân, bạn nên hạn chế sử dụng thiết bị di động khi chúng đang được cắm sạc và chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết.
Để an toàn, bạn nên cắm dây sạc vào điện thoại, sau đó mới cắm củ sạc và ổ điện, điều này sẽ giúp tránh t́nh trạng bạn chạm vào điện thoại khi dây cắm đă có nguồn điện, có thể bị giật nếu điện bị ṛ rỉ. Và sau khi đă sạc xong, bạn cũng nên rút củ sạc khỏi ổ điện trước, thay v́ rút dây cắm sạc của điện thoại ra khỏi máy.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng củ sạc, dây sạc chính hăng, tuyệt đối không sử dụng các loại dây sạc không rơ nguồn gốc. Nếu bị cảm giác giật điện khi chạm vào thiết bị di động đang cắm sạc, bạn nên lập tức ngắt nguồn sạc điện để tránh tai nạn cháy nổ, đồng thời mang thiết bị đến các cửa hàng điện thoại có uy tín để nhờ kiểm tra.
Không nên cắm củ sạc trong ổ điện sau khi đă sạc pin xong
Một vấn đề khác được ít người quan tâm, đó là nhiều người thường xuyên có thói quen vẫn giữ nguyên củ sạc điện thoại hay máy tính bảng trong ổ điện sau khi đă sạc xong, điều này sẽ giúp người dùng tiện lợi và nhanh chóng ở những lần sạc sau.
Tuy nhiên, thói quen này cũng ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng, đặc biệt ở những gia đ́nh có trẻ nhỏ. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, thường có thói quen cho vào miệng để ngậm tất cả những ǵ trong tầm tay của chúng, và sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ em nắm được đầu dây cắm sạc của điện thoại hay máy tính bảng và ngậm vào miệng, khi đó với dây sạc vẫn con cắm ở ổ điện, những đứa trẻ sẽ bị giật điện và có thể bị tử vong.
Chẳng hạn như hồi tháng 5 vừa qua, một bé gái 2 tuổi người Ấn Độ có tên Shevar Shevar được mẹ đưa đến nhà ông bà ở làng Jahangirabad, gần Delhi để chơi và một người nhà đă sạc điện thoại rồi rút điện thoại đi nhưng vẫn dây sạc vẫn cắm điện. Cô bé ngậm dây sạc vào miệng và bị điện giật tử vong.
Để đề pḥng trường hợp xấu có thể xảy ra như trên, đặc biệt với nhà có trẻ em, người dùng nên rút nguồn sạc điện sau khi đă sạc xong.
|
|