Trung Quốc đang hot những món ăn chế biến từ sầu riêng. Mà chủ yếu sầu riêng ở Trung Quốc đều được nhập từ Thái Lan. Nhiều người dân Thái Lan cũng bỏ nghề khác để trồng sầu riêng kinh doanh, xuất khẩu.
Sau chuyến du lịch Đông Nam Á hơn 10 năm trước, Chen Zhenjiang mở nhà hàng Qing Liu Durian ở Quảng Châu với món lẩu gà sầu riêng nổi tiếng.
Nhà hàng Qing Liu Durian tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc c̣n nhiều món ăn khác tương tự như cá trộn sầu riêng và rau củ hay cơm chiên sầu riêng ăn kèm rau chân vịt. Chen Zhenjiang phát hiện ra tiềm năng của loại trái cây đầy gai nhọn này sau khi du lịch Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Chen đánh giá sầu riêng có hương vị "thật sự thơm ngon", nhưng nhiều người bạn của ông không thể ăn trực tiếp loại quả này. "Thay vào đó, họ ăn các sản phẩm từ sầu riêng như bánh ngọt. Điều này khiến tôi thắc mắc. V́ vậy, tôi đă mở nhà hàng chuyên nấu các món từ sầu riêng để họ dùng thử", cựu đầu bếp của hoàng gia Qatar cho hay.
Chen cho biết các món ăn của ông không có mùi khó chịu của sầu riêng mà chỉ đọng lại mùi thơm, giúp những người vốn không ưa loại quả này có thể nếm thử. "Nhiều khách hàng của tôi giờ đây vô cùng yêu thích sầu riêng", ông nói.
Không chỉ các khách hàng của Chen, mà tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo ở Trung Quốc cũng dần đón nhận hương vị đặc biệt của loại trái cây này. Từ năm 2009 đến 2017, nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc tăng gấp 4 lần, từ 124 triệu USD lên 552 triệu USD.
Mức tăng trưởng bùng nổ hồi năm ngoái khi đạt 1,1 tỷ USD, cao gấp đôi năm trước đó. Đợt bán sầu riêng Thái Lan giảm giá của tập đoàn Alibaba trên trang bán lẻ Tmall đóng góp không nhỏ vào con số này. 80.000 quả sầu riêng được bán ra chỉ sau vài phút.
Thái Lan là quốc gia duy nhất được phép xuất khẩu trực tiếp quả sầu riêng tươi sang Trung Quốc đại lục nhờ một hiệp định thương mại vào năm 2003. Sản lượng sầu riêng hàng năm của Thái Lan khoảng 600.000 tấn, trong đó 70% được đưa tới Trung Quốc vào năm ngoái. Thương vụ "béo bở" này đă tác động mạnh mẽ tới tỉnh Chanthaburi, "thủ phủ sầu riêng" của Thái Lan.
Tỉnh miền đông này chỉ chiếm 1,2% diện tích Thái Lan, nhưng đóng góp gần một nửa sản lượng sầu riêng của đất nước nhờ đất đai và khí hậu thuận lợi. Chalermpol Sakkham, thị trưởng thành phố Tha Chang thuộc Chanthaburi, cho biết ngày càng nhiều thương lái Trung Quốc tới địa phương này để làm ăn, tăng từ khoảng 100 lên hơn 500 công ty vào năm nay.
"Họ biết cách xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc và thực hiện các bước nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của chính phủ. Việc này giúp cuộc sống của chúng tôi tốt đẹp hơn, không chỉ với nông dân Chanthaburi mà với toàn bộ người trồng sầu riêng khắp Thái Lan", quan chức ca ngợi thương vụ sầu riêng với Trung Quốc.
Sầu riêng bán chạy đến mức nông dân thuộc các lĩnh vực khác cũng chuyển sang mặt hàng này. Cùng với việc giá cao su giảm trong vài năm qua, những diện tích trồng cao su dần được thay thế bằng cây sầu riêng, trong đó có mảnh đất của cặp vợ chồng Niwat Wongchanta và Jirakul Jetjumonong. 5 năm trước, họ đốn hạ cao su để trồng hơn 100 cây sầu riêng, với hy vọng bám theo "cơn sốt" của Trung Quốc.
"Mọi người đều đang tận hưởng thành quả của việc trồng sầu riêng. Chúng tôi cũng muốn được như họ. Sầu riêng là niềm hy vọng của chúng tôi", Jirakul chia sẻ.
Tuy nhiên, cây sầu riêng mất nhiều thời gian để tăng trưởng và tới năm sau cặp vợ chồng này mới có thể thu hoạch vụ đầu tiên. Niwat ước tính họ có thể kiếm được khoảng một triệu baht (hơn 33.000 USD) nếu tất cả cây đều ra quả. Họ từng lo sầu riêng có thể chịu số phận "chết yểu" như cao su, nhưng sự có mặt của vô số thương lái Trung Quốc đă củng cố niềm tin cho họ.
Những trang trại nhỏ như của cặp vợ chồng này khá hiếm hoi tại Chanthaburi do các đồn điền lớn đang thâu tóm toàn bộ diện tích đất trồng, trong đó có Durian Land rộng 2 km2.
Chanogmon Viriyapanichpakdee, chủ đồn điền, muốn mua thêm những mảnh đất xung quanh. Tuy nhiên, kế hoạch của bà gặp trở ngại khi "cơn sốt sầu riêng" của Trung Quốc khiến giá đất tăng gấp hai đến ba lần trong ṿng 6 năm qua. Các nhà đầu tư Trung Quốc đă ba lần t́m đến Chanogmon đề nghị mua lại đồn điền với giá cao gấp ba lần số tiền bà bỏ ra để mua khu đất này. "Trong tương lai họ sẽ c̣n trả tôi nhiều hơn", bà đoán.
Nhiều mảnh đất tại tỉnh Chanthaburi cũng mới được phát quang để trồng sầu riêng, với các cơ sở đóng gói do thương lái Trung Quốc điều hành. Những doanh nhân giàu có này thăm ḍ khắp nơi nhằm t́m kiếm các trang trại có vụ thu hoạch tốt nhất, sau đó thỏa thuận một hợp đồng tạm ứng với họ, thuê nhân công vào mùa thu hoạch rồi xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc.
T́nh trạng này khiến những thương lái địa phương phải cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. "Ngay cả khi bạn có nhiều tiền, việc mua sầu riêng giờ đây c̣n khó hơn mua vàng", Viroon Oonja, người phân phối sầu riêng 20 năm qua, cho biết. "Tôi vẫn có thể điều hành doanh nghiệp do quen biết nhiều nông dân và có nhiều bạn bè. Chúng tôi giúp nhau t́m thêm nguồn sầu riêng".
Bước ngoặt trong cục diện ngành kinh doanh sầu riêng ở Thái Lan được cho là bắt đầu từ khi Kanjana Yaemprai, chủ tịch công ty Queen Frozen Fruit, giới thiệu sản phẩm sầu riêng đông lạnh tại Trung Quốc ba năm trước.
Đây không phải một mặt hàng mới, nhưng công ty đă đông lạnh sầu riêng với tốc độ nhanh hơn và xuống nhiệt độ thấp hơn (-60 độ C trong 8 tiếng) để giảm các tinh thể băng và giúp nó có kết cấu mịn hơn. Phương pháp này giúp sầu riêng đông lạnh trở nên phổ biến và có mặt trên kệ hàng của Trung Quốc quanh năm, đồng thời mở ra cánh cửa xuất khẩu các sản phẩm từ sầu riêng.
Queen Frozen Fruit năm ngoái xuất khẩu 160 container sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, tương đương 1,12 triệu quả sầu riêng. "Các đối tác Trung Quốc nói rằng họ sẽ lấy tất cả sản phẩm mà chúng tôi có", Pakpoom Bhagpabhakorn, trợ lư của bà Kanjana, cho biết.
Tuy nhiên, Pakpoom hiện có chút lo lắng bởi Malaysia từ năm nay được phép xuất khẩu trực tiếp quả sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc đại lục. Thêm vào đó, thương hiệu cũng là một điểm yếu, khi người Trung Quốc ưa chuộng sầu riêng Mao Shan Wang của Malaysia, c̣n Thái Lan chủ yếu xuất khẩu sầu riêng giống Monthong.
Nhưng dù có thương hiệu hay không, sầu riêng vẫn gây ra "cơn sốt" với người Trung Quốc. Tại chợ rau quả Jiangnan ở Quảng Châu, giá một hộp sầu riêng đă tăng từ 55 nhân dân tệ (7,8 USD) lên 480 nhân dân tệ (68,2 USD) trong ṿng 20 năm qua.
"Trước đây chúng tôi bán 100-200 hộp mỗi ngày, nhưng giờ đây lên tới 700-800 hộp. Rất nhiều người đă chấp nhận hương vị của sầu riêng", một người bán hàng tên Peng Xueling cho biết.
Ngược lại, lượng tiêu thụ sầu riêng tại Thái Lan vào năm 2017 giảm tới 20% so với hồi đầu thập kỷ do nông dân chuyển từ cung cấp cho địa phương sang xuất khẩu. Adisak Prangthaptim, người bán sầu riêng tại chợ Iyara ở ngoại ô Bangkok, một trong những chợ trái cây tươi lớn nhất cả nước, vẫn nhớ về những ngày sầu riêng chưa tạo ra cơn sốt ở Trung Quốc.
"Những quả sầu riêng ngon nhất khi đó có giá 120 baht (gần 4 USD) một kg, c̣n loại chất lượng tốt khoảng 60-80 baht (khoảng 2-2,6 USD). Bây giờ, sầu riêng chất lượng thấp cũng đă 200 baht (6,6 USD) một kg, trong khi loại chất lượng cao mang đi xuất khẩu để đẩy giá lên cao hơn", Adisak cho biết.
"Việc ngày càng nhiều người Trung Quốc thích ăn sầu riêng mang lại lợi ích cho nông dân và thương lái, nhưng nó có hại cho những người bán lẻ", anh nói thêm.