Đó là Phan An. Ông được mệnh danh là đệ nhất mỹ nam Trung Quốc, không người sánh bằng. Tại sao vậy?
Người dân Hà Dương dành tặng danh xưng "Hoa huyện lệnh" cho chàng, ư chỉ chàng c̣n đẹp hơn hoa.
Phan An là một nhân vật cực kỳ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Chàng được khen là người đứng đầu trong tứ đại mỹ nam thời cổ đại. Ngoài khuôn mặt mê hoặc ḷng người, Phan An c̣n là một tài tử có tài năng thiên bẩm, cực kỳ thông tuệ. Bên cạnh đó, chàng c̣n là một người chồng vô cùng chung thủy, chưa từng làm vợ ḿnh đau ḷng, buồn khổ. Hôm nay, chúng ta t́m hiểu một chút về vị mỹ nam nổi danh thiên cổ này.
Theo ghi chép, Phan An (247-300), vốn tên là Phan Nhạc, tự An Nhơn, người Trung Mưu, Huỳnh Dương, là một nhà văn thời Tây Tấn. Nhờ nhan sắc lấn át cả phái đẹp, Phan An được ngợi ca là đệ nhất mỹ nam thời cổ đại, đứng trên cả Lan Lăng Vương, Tống Ngọc và Vệ Giới.
Phải biết rằng, người xưa có câu "Tứ đại mỹ nữ" chứ không hề nói "Đệ nhất mỹ nữ". Như vậy, Phan An đến tột cùng đẹp như thế nào? V́ sao lại được đông đảo mọi người thừa nhận, tung hô lên vị trí cao như vậy?
Được biết, từ nhỏ Phan An đă nổi danh xa gần là một mỹ nam. Tuy rằng sách vở không miêu tả rơ ràng, cụ thể nhan sắc, chiều cao, cân nặng của Phan An thế nhưng tất cả đều nói chàng có một khuôn mặt rất thu hút, dáng vóc lại cao ráo, làn da rất đẹp. Vẻ đẹp của chàng vượt qua mọi câu chữ, mọi h́nh dung, không bút nào tả xiết.
Khi c̣n niên thiếu, Phan An đi dạo ở thành Lạc Dương. Phụ nữ quanh đó thấy chàng tuấn mỹ, mới vây quanh, ném trái cây đầy xe, người đời từ đó có điển tích "Trịch quả măn xa" (Ném trái cây đầy xe) để nói về việc này.
Đến khi trưởng thành, đại mỹ nam Phan An lại là một người tài hoa, phong nhă, khiến người người ngưỡng mộ. Đáng tiếc, có tài như thế, Phan An lại không được triều đ́nh trọng dụng, chỉ làm chức quan nho nhỏ huyện lệnh ở Hà Dương.
Tương truyền, thời điểm nhậm chức ở Hà Dương, Phan An phát hiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây rất thích hợp để trồng cây đào, v́ vậy khuyến nghị người dân nên trồng loại cây này.
Kết quả, v́ quá yêu thích vị huyện lệnh đẹp trai, phong độ lại chính trực, trăm họ đều một ḷng trồng đào, tạo nên chốn bồng lai tiên cảnh, thu hút rất đông du khách từ khắp nơi đến thưởng ngoạn, làm huyện nhỏ bỗng dưng tấp nập, giao thương phát triển.
Biết ơn Phan An, người dân Hà Dương dành tặng danh xưng "Hoa huyện lệnh" cho chàng, ư chỉ chàng c̣n đẹp hơn hoa. Đồng thời Hà Dương cũng được gọi là "Đệ nhất huyện hoa Hà Dương", vang danh xa gần.
Khi Phan An lấy vợ, nhiều thiếu nữ trong khuê pḥng đă khóc cạn nước mắt, hận không thể đầu thai làm vợ của vị đệ nhất mỹ nam cổ đại này.
T́m hiểu ghi chép được biết, vợ của Phan An là Dương Dung Cơ, con gái của vị nho sĩ Dương Triệu. Năm Phan An 12 tuổi, Dương Dung Cơ 10 tuổi, hai người đính hôn. Đến khi Phan An 24 tuổi, hai người chính thức kết hôn, trở thành vợ chồng.
Chung sống suốt 26 năm vô cùng ḥa hợp, hạnh phúc, đến năm Phan An 50 tuổi, Dung Cơ bệnh nặng bỏ ḿnh, khiến Phan An vô cùng đau khổ, cùng quẫn, mặc đồ tang tới một năm. Đặc biệt, sau khi Dung Cơ chết, Phan An không yêu thêm một ai, kiên quyết không chịu đi bước nữa.
Không chỉ thế, Phan An c̣n nhớ măi không quên người vợ xinh đẹp, khéo léo của ḿnh, viết cả ba bài thơ Điệu Vong Thi dành tặng người vợ đă mất. Ba bài thơ này đều là những kư ức tươi đẹp của Phan An và Dung Cơ, ngôn ngữ b́nh dị gần gũi, vần điệu tự nhiên, trôi chảy, để lộ ra t́nh cảm vợ chồng thâm trầm, sâu lắng, khiến người đời sau không ngừng ngưỡng mộ.
Có thể thấy, Phan An không chỉ đẹp trai mê đảo ḷng người, c̣n có tài hoa nổi trội. Sau khi kết hôn, chàng lại vô cùng chung t́nh, tuyệt không thay đổi, chưa từng làm vợ phải đau đớn, nghi ngờ. Mặc dù vợ yêu mất sớm, Phan An cũng không chịu tái giá, một ḷng chung thủy. Nói cách khác, đệ nhất mỹ nam thời cổ đại Phan An chính là mẫu đàn ông lư tưởng, kiểu người chồng hoàn mỹ, bạn đời trong mơ của tất cả chị em phụ nữ.
Đáng tiếc, một người đàn ông đẹp như thế, tốt như thế, chung t́nh như thế, cuối cùng lại vướng vào ṿng xoáy chính trị, bị vu oan giá họa, cuối cùng lĩnh án tru di tam tộc.
VietBF@ sưu tầm.