Đức không nghe sức ép Mỹ, gật đầu với Huawei. Vậy là tập đoàn Huawei của Trung Quốc đă được Đức đồng ư cho tham gia phát triển hạ tầng mạng 5G.
Huawei được ví là nhân tố quyết định khiến Đức buộc phải sử dụng để xây dựng mạng di động 5G.
Cùng gây sức ép với Đức nhưng Mỹ yếu thế hơn Trung Quốc trong việc ngăn Đức mở cửa cho Huawei. Ảnh minh họa: Techcrunch.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer ngày 18/1 cho rằng nước này không thể xây dựng mạng di động 5G mà không có gă khổng lồ công nghệ của Huawei của Trung Quốc ít nhất là trong thời điểm hiện nay.
Nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung dẫn lời Bộ trưởng Seehofer cho biết, ông phản đối việc loại bỏ một sản phẩm khỏi thị trường chỉ v́ có khả năng xảy ra điều ǵ đó.
Theo ông, Đức phải được bảo vệ khỏi hoạt động do thám và phá hoại, song việc đóng cánh cửa đối với các nhà cung cấp 5G Trung Quốc có thể làm tŕ hoăn công tŕnh xây dựng mạng thế hệ mới nhất này từ 5-10 năm.
Như vậy, Đức có thể đă quyết định không cấm Huawei tham gia đấu thầu các hợp đồng để xây dựng các mạng 5G của nước này, thay vào đó đă nhất trí rằng các công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà cuối cùng vẫn có khả năng loại bỏ Huawei.
"Tôi không cho rằng chúng ta có thể xây dựng mạng 5G ở Đức trong ngắn hạn mà không có sự tham gia của Huawei" - ông Seehofer nhấn mạnh.
Huawei từng có nguy cơ bị Chính phủ Đức cấm cửa hồi cuối tháng 12/2019 sau khi liên tiếp đón nhận các thông tin cảnh báo từ phe cứng rắn trong Chính phủ Đức và từ Mỹ cho rằng, quan hệ giữa Huawei và Chính quyền Bắc Kinh có thể gây ra nguy cơ về an ninh.
Khi đó, các nghị sĩ trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel đă đưa ra dự luật quy định giới chức có thể loại bỏ những nhà cung cấp thiết bị 5G “không đáng tin cậy” khỏi các mạng cốt lơi lẫn thứ yếu”.
Các nghị sĩ cũng cho rằng Nokia (Phần Lan) và Ericsson (Thụy Điển) thừa sức thay thế những đối thủ “được nhà nước hỗ trợ” có nguy cơ gây ra mối đe dọa về an ninh.
Đức cũng chịu sức ép từ Mỹ về việc hợp tác Huawei. Giới chức Mỹ từ lâu cho rằng thiết bị của Huawei có thể có "cửa sau" nhằm phục vụ cho hoạt động nghe lén của Trung Quốc - một cáo buộc mà Huawei luôn phủ nhận. Mỹ đă vận động các nước đồng minh, trong đó có Đức, "cấm cửa" Huawei.
Không chỉ gặp sức ép của Mỹ, Đức cũng chịu cả sức ép cảnh báo kinh tế từ Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Đức - ông Wu Ken tuyên bố rằng, nếu Đức đưa ra quyết định dẫn đến việc Huawei bị loại khỏi thị trường Đức, chắc chắn sẽ có hậu quả.
"Chính phủ Trung Quốc sẽ không chịu ngồi yên” - Đại sứ Trung Quốc tại Đức cho biết.
Lời cảnh báo được cho là sẽ gửi đến ngành xuất khẩu ô- tô của Đức.
“Liệu chúng tôi cũng có thể nói rằng ô-tô của Đức không an toàn v́ chúng tôi có thể sản xuất ô tô cho riêng ḿnh? Không, đó sẽ là chủ nghĩa bảo hộ thuần túy.” - Đại sứ Wu Ken nói.
Giới quan sát cho rằng, tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc tại Đức là một lời cảnh báo đối với ngành công nghiệp ô-tô của Đức nếu Berlin hành động tương tự với Tập đoàn Huawei của Trung Quốc.
VietBF@ sưu tầm.