Khẩu trang sau khi sử dụng cần xử lư trước khi thải bỏ. Khẩu trang được người dân sử dụng hàng ngày phải được thải bỏ đúng nơi quy định và xử lư như chất thải rắn thông thường. Các bệnh viện, pḥng khám, cơ sở y tế phải thiết lập riêng nơi thu gom khẩu trang, mọi người bệnh trước khi ra khỏi bệnh viện phải bỏ lại khẩu trang đúng nơi quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường biện pháp quản lư chất thải để pḥng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó có việc thu gom, xử lư khẩu trang thải bỏ.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, t́nh trạng thải bỏ khẩu trang y tế sau sử dụng không đúng quy định dẫn đến nguy cơ lây nhiễm đến cộng đồng và ô nhiễm môi trường. V́ vậy, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ư thức của nhân dân về việc sử dụng khẩu trang thông thường trong hoạt động sinh hoạt b́nh thường của người dân.
Đối với những loại khẩu trang này-không có nguy cơ nhiễm bệnh th́ được sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, của Bộ Y tế và sau khi sử dụng phải được bỏ vào đúng nơi quy định, không được thải ra ngoài môi trường và phải được thu gom, xử lư như đối với chất thải thông thường.
Riêng tại các cơ sở y tế và khu vực cách ly tập trung, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề nghị bố trị các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định, hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế và xử lư theo đúng quy định để ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh.
Bộ cũng đề nghị các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có hành vi thu gom khẩu trang y tế đă qua sử dụng để tái sử dụng nhằm trục lợi bất chính, trường hợp phát hiện xử lư nghiêm theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do covid-19 diễn biến phức tạp, người dân tăng cường sử dụng khẩu trang y tế khiến mỗi ngày có hàng triệu khẩu trang thải bỏ ra môi trường.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lư Môi trường y tế, Bộ Y tế, về lư thuyết khẩu trang của người bệnh là chất thải nguy hại, phải xử lư theo quy tŕnh của chất thải nguy hại, khẩu trang người khác là chất thải thông thường.
Đánh giá về nguy cơ phát tán virus vào môi trường qua khẩu trang không được xử lư, PGS Nga cho rằng, nguy cơ thấp. V́ vậy, trước mắt chưa cần phải xử lư tất cả khẩu trang y tế trong cộng đồng theo cách xử lư chất thải nguy hại. Tuy nhiên cần phải khoanh vùng khu vực nhạy cảm có nguy cơ cao như pḥng khám, bệnh viện, khu vực có nguồn bệnh, nhất là tại các địa bản đă có dịch. Tại đây nên có thùng thu gom khẩu trang riêng, sau đó vận chuyển và xử lư như rác thải nguy hại.
PGS. Nguyễn Huy Nga cũng cho rằng, ở thời điểm hiện tại chỉ khuyến cáo người dân sau khi sử dụng khẩu trang th́ cho vào túi nilong trước khi thải bỏ. Tuy nhiên, nếu trường hợp dịch ở mức độ nghiêm trọng, vấn đề xử lư khẩu trang thải bỏ sẽ được xử lư theo cách khác.
Hiện nay, rất nhiều nơi ở Trung Quốc tổ chức thu gom khẩu trang để xử lư tại các ḷ đốt như chất thải rắn nguy hại. Đặc biệt, tại Vũ Hán, có 7600 thùng rác đặc biệt để thu gom khẩu trang, hơn 1000 xe chở chuyên dụng chở khẩu trang đă qua sử dụng tới 2 ḷ đốt để xử lư, hàng ngày có 500 công nhân chuyên đi thu gom các thùng rác khẩu trang.
Tại TP Lanzhou, chính quyền bố trí nhiều thùng rác để thu gom khẩu trang đă qua sử dụng tại các khu dân cư, chung cư nhằm pḥng chống nguy cơ lây lan. Tại TP Shenyang, 4300 khu dân cư được trang bị thùng rác thu gom khẩu trang.