Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê b́nh cộng đồng quốc tế v́ phản ứng kém khi không đẩy mạnh tài trợ cho cuộc chiến ngăn ngừa virus corona.
Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp ngày 20/2. Vào đầu tháng này, cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đă kêu gọi tài trợ 675 triệu USD để ưu tiên thực hiện biện pháp y tế công, hỗ trợ các quốc gia chuẩn bị và ứng phó với sự lây lan của virus.
"Xét đến tính cấp bách và nhận thấy chúng ta đang đối mặt với ‘kẻ thù’ vô cùng nguy hiểm, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi các phản ứng không thực sự như kỳ vọng", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp ngày 20/2 ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: WHO
"V́ Trung Quốc đă thực hiện các biện pháp cứng rắn, số ca bệnh trên thế giới c̣n rất nhỏ, song không có nghĩa con số này sẽ duy tŕ quá lâu. Nhiều tuần trước tôi đă nói, đây là loại virus rất nguy hiểm, cần được coi như kẻ thù chung số Một. Nhưng nó chưa được nh́n nhận như vậy. Điều chúng ta thấy rơ là phản ứng của các tổ chức, đặc biệt là trong vấn đề tài chính", ông bổ sung thêm.
Ngày 7/2, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo đă cam kết hỗ trợ Trung Quốc và các nước bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khoản tiền là 100 triệu USD. Ông cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tạo điều kiện vận chuyển gần 16,1 tấn vật tư y tế bao gồm khẩu trang, quần áo bảo hộ, băng gạc, mặt nạ chống độc và nhiều vật dụng khác cho người dân đại lục.
Wang Chen, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc, hôm 19/2 cho biết, dù tỷ lệ mắc mới và tử vong tại Trung Quốc có xu hướng giảm, thế giới nên chuẩn bị cho mọi t́nh huống, Covid-19 c̣n quay trở lại.
Ông cũng nhận định, nCoV khác với virus "họ hàng" gây ra bệnh SARS. Cả hai đều dễ lây lan và gây tử vong, nhưng viêm phổi do nCoV có khả năng sẽ trở thành một loại bệnh lâu dài như cúm mùa.
Đây là lư do v́ sao, một phần quỹ đầu tư của WHO được dành cho việc phát triển các nghiên cứu, t́m ra vaccine cũng như phương pháp chẩn đoán, điều trị. Khoản tiền để chuẩn bị và đáp ứng chiến lược này dự kiến là 4,7 triệu USD.
"Mục tiêu của chúng tôi vẫn là ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh bằng cách sử dụng các giải pháp y tế công cộng đơn giản. Chúng tôi phải chuẩn bị cho mọi kịch bản hoặc t́nh huống xấu hơn", Keith Jaouad Mahjour, phó tổng giám đốc WHO, cho biết.
Tổ chức Y tế Thế giới đă gửi các bộ kit xét nghiệm Covid-19 cho 40 nước châu Phi sau khi Ai Cập xác nhận trường hợp dương tính đầu tiên tại lục địa này.
Đến ngày 21/2, thế giới ghi nhận 2.247 người chết và 76.738 người nhiễm. Tổng cộng 11 ca tử vong bên ngoài Trung Quốc đại lục ở Nhật Bản, Pháp, Philippines, Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc và Iran.
VietBF © sưu tầm