Một trận động đất cực mạnh ập đến thành phố Đường Sơn phía đông bắc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc vào rạng sáng, vào thời điểm mọi người đang ngủ say tạo nên con số thương vong lớn và là thảm họa động đất tồi tệ nhất thế kỷ 20.
Thành phố Đường Sơn ngày nay hồi sinh sau thảm họa động đất.
Trận động đất mạnh 7,8 độ richter diễn ra vào 3 giờ 42 phút sáng ngày 28.7.1976. Tâm chấn của trận động đất nằm ở ngay giữa trung tâm thành phố, khiến mọi thứ hầu như đều bị hủy hoại. Ước tính 242.000 người chết trong thảm kịch động đất ở thành phố có khoảng 1 triệu người sinh sống.
Người đàn ông tên Cao, tài xế taxi địa phương, khi đó mới chỉ 10 tuổi. Ông sống ở ngôi làng cách thành phố Đường Sơn khoảng 20km. Đường Sơn khi đó đă trở thành trung tâm công nghiệp nặng của Trung Quốc. Các căn nhà ở vùng nông thôn được xây thấp hơn thành thị nên một số vẫn c̣n đứng vững sau trận động đất và ông Cao sống sót.
Những điềm báo trước thảm họa
Thành phố Đường Sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp của trận động đất mạnh 7,8 độ richter.
Động đất ngày nay thường được dự báo sớm theo góc nh́n khoa học, thiên nhiên cũng thường đưa ra những chỉ dấu về một trận động đất cận kề. Trước thời điểm trận động đất xảy ra, người dân Đường Sơn nhận thấy những hiện tượng kỳ lạ rải rác ở nhiều nơi, chuyên gia sử học Jennifer Rosenberg viết trên trang Thoughtco.
Tại một ngôi làng ở ngoại ô Đường Sơn, nước giếng cứ đầy rồi lại vơi, 3 lần như vậy trong một ngày. Tại một ngôi làng khác, có khí lạ lan tỏa từ giếng nước trong ngày 12.7.1976 và t́nh trạng trên xảy ra nhiều hơn trong ngày 25-26.7.1976. Một số giếng nước ở nơi khác bắt đầu có dấu hiệu nứt.
Động vật cũng thường phản ứng trước các hiện tượng thiên nhiên. Khoảng 1.000 con gà ở Baiguantuan bỏ ăn, chạy quanh và kêu ầm ĩ. Chuột và các loài gặm nhấm được nh́n thấy bỏ chạy tán loạn, như thể đang muốn t́m nơi ẩn nấp.
Tại một căn nhà ở Đường Sơn, cá vàng nuôi trong bể nước không ngừng nhảy lên khỏi mặt nước. Vào lúc 2 giờ sáng ngày 28.7.1976, tức là chỉ vài giờ trước động đất, cá vàng đă nhảy ra khỏi bể nước. Khi chủ nhân đặt con cá trở lại bể nước, nó lại nhảy ra ngoài và cứ thế cho đến khi động đất xảy ra.
Những sự kiện này rải rác ở vùng nông thôn và thành thị của Đường Sơn, dù bất thường nhưng hầu như không được người dân chú ư đến. Vào đêm trước động đất, có người nói nh́n thấy dải ánh sáng kỳ lạ, tiếng ồn lớn, có người lại nói nh́n thấy quả cầu lửa trên bầu trời. Nhân viên làm việc tại sân bay Đường Sơn mô tả rằng nghe thấy tiếng ồn lớn hơn cả tiếng máy bay.
Thành phố bị san phẳng sau 23 giây
Trận động đất xảy ra trong đêm khiến thương vong tăng cao.
Trận động đất xảy ra chỉ chưa đầy 23 giây, nhưng đă tạo ra sức hủy diệt tương đương với 400 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản trong Thế chiến 2, theo tác giả James Palmer.
Palmer, sống ở Bắc Kinh, thuật lại lời kể của các nhân chứng: “Không ai ngờ trận động đất nhanh đến vậy. Không kịp chạy từ pḥng ngủ ra ngoài cửa”. Một số người thức giấc kịp trốn bên dưới bàn, ghế, nhưng đa số thiệt mạng trong khi ngủ say.
Một số người sống sót lái xe từ Đường Sơn tới Bắc Kinh (cách khoảng 180km) để thông báo t́nh h́nh với chính quyền trung ương. Thị trưởng Bắc Kinh khi đó là Wu De, từng là Bí thư Đường Sơn, hỏi về một ṭa nhà do người Anh xây dựng. Khi biết ṭa nhà này cũng đổ sụp, ông nói: “Đường Sơn mất rồi, mất hoàn toàn rồi…”, theo Week in China.
Toàn cảnh quy mô trận động đất khủng khiếp năm 1976 ở Trung Quốc.
Trận động đất ước tính san phẳng 93% các ṭa nhà dân cư và 78% công tŕnh công nghiệp. 80% hệ thống đường ống dẫn nước trên khắp thành phố bị hư hại. Giao thông bị gián đoạn v́ mảnh vỡ rải rác khắp nơi.
Khoảng 100.000 binh sĩ Trung Quốc được lệnh tới Đường Sơn hỗ trợ công tác cứu hộ, nhưng phải mất nhiều thời gian mới đến được v́ nơi đóng quân cách 29km. Nhà chức trách Trung Quốc cũng điều động gần 30.000 nhân viên y tế và 30.000 công nhân xây dựng tham gia công tác cứu hộ.
Sau trận động đất, Trung Quốc thống kê hơn 242.000 người chết và hơn 164.000 người bị thương. Ước tính có 7.218 hộ gia đ́nh tử vong toàn bộ do động đất. Thi thể các nạn nhân được chôn lấp một cách chóng vánh, khi mưa lớn đổ xuống, nhiều thi thể bị lộ khỏi nền đất. Các nhân viên cứu hộ phải đem những thi thể này đến chôn ở nơi khác bên ngoài thành phố.
Đối với nhiều người Trung Quốc, thảm họa quốc gia đă trở thành một biểu tượng của sự phát triển, hồi sinh từ hoang tàn sau hơn 40 năm.
Phải mất nhiều tháng, t́nh h́nh ở Đường Sơn mới quay trở lại ổn định. Công tác tái thiết thành phố diễn ra ngay lập tức. Đường Sơn có cái tên mới là “thành phố dũng cảm của Trung Quốc”.
Sau nhiều thập kỷ, những kinh nghiệm ứng phó động đất ở Đường Sơn được các chuyên gia Trung Quốc thu thập để dự báo và đề ra phương án cứu trợ cho các thảm họa trong tương lai. Hành vi của các loài vật trước động đất ở Đường Sơn cũng được quan tâm.
Đối với ông Cao, sự chuyển ḿnh ở Đường Sơn sau hơn 4 thập kỷ là điều khiến ông tự hào. Thành phố là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia, Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và các nước Trung, Đông Âu. Ngành khai thác than và sản xuất thép ở Đường Sơn đem về lợi nhuận lớn.
Ngày nay, quy mô sản xuất công nghiệp của Đường Sơn có phần chậm lại và giới chức thành phố phải đối phó với t́nh trạng ô nhiễm.
VietBF@sưu tập