Đây là truyền kỳ về những thần y Trung Quốc thời xưa chống lại đại dịch. Sử sách Trung Hoa ghi chép lại, thời nhà Tống, có nhiều dịch bệnh và triều đ́nh thường cử các quan thần y đến phân phát thuốc cho các địa phương. Trong cuốn ‘Thôn y đồ’ của thần y Lư Đường thời nhà Tống đă mô tả sinh động h́nh ảnh các y sĩ cứu người.
Trong các triều đại nhà Ân Thương, chúng ta đă có thể thấy những ghi chép sớm về dịch bệnh và các biện pháp pḥng tránh. Cống thoát nước hoàn thiện được khai quật ở Ân Khư (c̣n gọi ‘Bắc Mông’, là một di chỉ thành đô cuối triều đại nhà Thương, nay là thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam), được coi là minh chứng cho thấy các thành đô cổ đại đă có các cơ sở y tế công cộng, có lợi cho việc giảm tỷ lệ mắc bệnh.
H́nh ảnh nghiên cứu ngôn ngữ cho thấy chữ hán “Dịch” (trong dịch bệnh) thể hiện người Trung Quốc đă ư thức về dịch bệnh từ sớm.
Thời chiến quốc, Chu Vương Thất thường xuyên tổ chức các nghi lễ trừ tà dịch, c̣n phong quan chuyên phụ trách việc giải trừ dịch bệnh. Trong cuốn sách cổ thời tiền Tần “Sơn Hải Kinh” đă ghi chép về 7 loại thuốc chữa bệnh dịch.
Sau triều đại Tần và Hán, y học Trung Quốc đă trưởng thành hơn. Trong cuốn ‘Hoàng đế nội kinh’ đă đưa ra ư tưởng hoàn chỉnh pḥng chống dịch bệnh. Cuốn sách là một bản tóm tắt về cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động chống lại bệnh tật ở Trung Quốc cổ đại. Cuốn sách đề xuất mọi người cần tăng cường pḥng ngừa trước khi bị mắc bệnh, hoặc sớm đi điều trị trong thời kỳ đầu khởi bệnh, và pḥng tái phát sau khi khỏi bệnh.
Các tác phẩm kinh điển khác của y học Trung Quốc, như ‘Thương hàn tạp bệnh luận’ và ‘Thần nông bản thảo kinh’ cũng đưa ra những biện chứng pḥng tránh bệnh và kiến thức về dược liệu.
Đến triều đại nhà Tùy, người dân nhận thức rằng các bệnh truyền nhiễm là do bị mắc phải “tà khí”.
Thời nhà Ngô, danh y Ngô Hựu Khả cũng chỉ ra một cách sắc sảo rằng "khí là vật chất, và vật chất là khí". Nguyên nhân ngây bệnh có thể là một số chất vô h́nh, rất gần với giả thuyết về nguyên nhân của vi khuẩn.
Về mặt pḥng ngừa, thần y Hoa Đà đă đề xuất sử dụng rượu Chư Tô (c̣n gọi là Tuế tửu, là một loại rượu thời cổ đại người dân thường dùng trong lễ tết đầu năm). Danh y Cát Hồng đề xuất sử dụng Lăo quân thần minh tán (một phương thức y học cổ truyền), sau đó, có người đề xuất uống Hoắc hương chính khí tán (một đơn thuốc y học cổ truyền, có tính hút ẩm và điều ḥa khí huyết). Triều đại nhà Tống, người dân sử dụng rộng răi hương dược để pḥng chữa bệnh tật. Tới thời đại nhà Minh, dân chúng lại lưu hành phương thức đốt các loại hương nhang để thanh lọc không khí.
"Ôn bệnh luận" của danh y Ngô Hựu Khả thời nhà Minh là tư liệu về ôn dịch đầu tiên ở Trung Quốc
Vào giữa triều đại nhà Minh, phương pháp “tiêm pḥng thủy đậu” xuất hiện trong nhân gian. Đây là một phương pháp cổ đại dựa trên nguyên lư lấy độc trị độc, hay c̣n được coi là cách miễn dịch nhân tạo thời cổ đại. Thường thấy nhất là lấy nhân đậu mùa của bệnh nhân thủy đậu, thổi vào mũi của trẻ em khỏe mạnh, khiến những đứa trẻ này sốt, kích hoạt hệ thống miễn dịch với bệnh đậu mùa. Nhân đậu mùa chính là “vắc xin”. Sau đó, một số sứ thần từ nước ngoài cũng đến để học hỏi và mang cách làm này sang châu Âu, tạo nền tảng vững chắc cho việc tiêu diệt dịch bệnh thủy đậu.
Ngay từ thời nhà Tấn, các biện pháp pḥng chống dịch bệnh đă được h́nh thành một cách thể chế hóa. Triều đ́nh quy định rằng các triều thần nếu trong nhà có người bệnh và lây nhiễm từ ba người trở lên, cho dù bản thân không có bệnh cũng không được phép vào cung trong 100 ngày.
Vào thời nhà Tống, người dân rất chú trọng việc xử lư xác chết của người bệnh, đa số đều phải hỏa táng càng sớm càng tốt.
Trong cung đ́nh nhà Thanh, “tỵ đậu sở" được lập nên để cách ly những người bị nhiễm bệnh đậu mùa, quy định rằng sau 9 ngày cách ly người thân mới được tới thăm.
Việc pḥng ngừa và điều trị ôn dịch ở thời cổ đại đều không thể tách rời khỏi vai tṛ của các y sĩ. Ở Trung Quốc cổ đại, có rất nhiều bậc y vĩ đại đă xuất hiện, để lại cho các thế hệ hậu nhân một gia tài về tinh thần phú quư và kinh nghiệm chữa trị.
Thời nhà Tống, có nhiều dịch bệnh và triều đ́nh thường cử các quan thần y đến phân phát thuốc cho các địa phương. Cuốn ‘Thôn y đồ’ của thần y Lư Đường thời nhà Tống đă mô tả sinh động h́nh ảnh các y sĩ cứu người.
Vào cuối triều đại Đông Hán, bệnh dịch hạch hoành hành. Gia tộc của y sĩ Trương Trọng Cảnh ban đầu có hơn 200 người. Hai phần ba số đó đă chết sau 10 năm. Ông đau thương mà viết cuốn ‘Thương hàn tạp bệnh luận’, trở thành tác phẩm điển h́nh cho biện luận về y học cổ truyền. Ông nhấn mạnh rằng các y sĩ phải có tinh thần trách nhiệm "làm giảm bệnh tật của các vị quân vương và giúp đỡ người nghèo", đồng thời thực hiện thái độ nghiêm khắc "siêng năng t́m kiếm những giáo lư cổ xưa và học hỏi từ nhiều phía" trong nghiên cứu y học, được hậu thế coi là ‘ thánh y’.
Thầy thuốc nổi tiếng thời nhà Đường, Tôn Tư Mạc, đă điều trị cho hơn 600 bệnh nhân mắc bệnh phong bị xă hội kỳ thị. Ông yêu cầu các y sĩ "không được do dự, suy nghĩ cát hung, coi thường sinh mạng”, lập ra quy phạm về y đức. Y đức và y thuật của ông cao minh, được hậu thế kính nể, tôn làm Dược vương.
Năm 1232, có một đại dịch ở Biện Lương (nay là tỉnh Hà Nam), với hơn 900.000 người chết. Vào thời điểm đó, danh y nổi tiếng Lư cảo (Lư Đông Viên) đă tạo ra "phổ tế tiêu độc ẩm", rất phổ biến. Người đời đă đem phương thuốc khắc lên đá lưu truyền đời sau. Học tṛ của ông là La Thiên Ích cũng trở thành một danh y chuyên cứu người mắc ôn dịch. Ông cũng đă chữa trị cho nhiều binh sĩ bị nhiễm bệnh trong quân lính nhà Nguyên.
Rất nhiều phương thuốc y học cổ truyền Trung Quốc vẫn c̣n được sử dụng để điều trị bệnh ngày nay, đều do các danh y trong quá tŕnh thực chiến với dịch bệnh đúc kết mà ra. Ví dụ như các phương thuốc Đạt nguyên ẩm của Ngô Hựu Khả, Ngân kiều tán của Diệp Thiên Sĩ và Ngô Cúc Thông, Thanh ôn bại độc ẩm của Dư Lâm, Thăng hàng tán của Dương Lật Sơn …